Ngày càng có nhiều phụ nữ
châu Á mạnh dạn từ bỏ hôn nhân để theo đuổi thành công trong sự nghiệp. Kéo
theo đó, xu hướng kết hôn muộn hoặc độc thân đang dần lấn át hôn nhân truyền
thống.
Theo báo cáo của The
Economist, tuổi kết hôn trung bình của giới thượng lưu châu Á, đặc biệt là ở
Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Hong Kong đã tăng tới 29 – 30 tuổi đối với phụ nữ
và 31- 33 tuổi đối với nam giới.
Tại Singapore, có tới
27% cử nhân ĐH không chịu kết hôn dù độ tuổi không còn trẻ (khoảng 40 – 44
tuổi). Hơn 20% phụ nữ Đài Loan sắp qua 30 vẫn độc thân. Xu hướng này thậm chí
còn rõ rệt hơn tại Tokyo với 35% phụ nữ thờ ơ với cuộc sống gia đình. Sự mất cân
bằng giới tính ở Trung Quốc và Ấn Độ sẽ khiến cho đàn ông hai nước này có nguy
cơ "ế" vợ do số lượng nam giới sẽ áp đảo vảo năm 2050.
Quan niệm hôn nhân
truyền thống đang dần bị lấn át bởi xu hướng độc thân. Phụ nữ châu Á ngày nay
cảm thấy khó khăn trong việc cân bằng vai trò của một người chăm sóc gia đình
và một người phụ nữ thành đạt trong công việc. Nhiều người lựa chọn từ bỏ hôn
nhân do không thể chịu được áp lực quan niệm truyền thống.
Tuy
nhiên, The Economist cho hay, xu hướng này có thể lan rộng nhưng không đủ sức
“phá vỡ” quan niệm truyền thống về hôn nhân của người châu Á.
Theo số liệu trong Bản tường trình thế giới về sinh
sản (World Fertility Report) của Liên hiệp quốc, tuổi lấy chồng trung bình của
toàn thế giới hiện nay so với thập kỷ 70, thế kỷ trước đã cao hơn hai tuổi (từ
21,2 lên 23,2). Tại các quốc gia công nghiệp phát triển xu hướng này còn rõ hơn
– từ 22,0 lên 26,1 tuổi. Phụ nữ độc thân đang trở thành một xu hướng toàn cầu.
Không
thể không… thực dụng
Đạt
Linh là một cô gái 28 tuổi xinh đẹp, có bằng thạc sĩ và đang làm việc với thu
nhập tốt trong một công ty chứng khoán tại Bắc Kinh. Nhưng hiện
nay cô vẫn FA. Linh trình bày kế hoạch hôn nhân của mình không khác
gì một… dự án kinh doanh: “Tôi muốn có một vị hôn phu yêu tôi và chịu đựng được
tôi. Anh ấy phải kiếm được nhiều tiền hơn tôi, có đủ thời gian để ở bên tôi và
tuổi không được quá 35”. Nhưng chính Đạt Linh cũng thừa nhận nếu không thực
dụng như vậy, có thể cô sẽ phải đánh đổi sự tự do và đời sống thoải mái của
mình lấy những nguy cơ tồi tệ.
Nếu
muốn sở hữu một căn hộ trung bình với hai phòng ngủ, một phòng tắm ở thủ đô Bắc
Kinh, ít nhất người mua phải bỏ ra 274.000 USD, con số này tương đương với 22
năm lương trung bình của người dân Bắc Kinh. “Bạn thấy sao? Liệu chúng tôi có
nên đánh cược cuộc đời mình cho những người đàn ông không thể lo được mái ấm
gia đình. Hay tốt nhất là chúng tôi cứ sống cuộc sống của riêng mình”, Đạt Linh
nói với phóng viên BBC.
Những
biến đổi mạnh mẽ của kinh tế chính trị đang tạo ảnh hưởng sâu đậm trong xã hội
các nước châu Á. Sự leo thang chóng mặt của giá cả tiêu dùng khiến những gánh
nặng và trách nhiệm gia đình trở nên nặng nề hơn đối với những người trẻ đang ở
độ tuổi ngoài 20. “Thực ra thì họ rất hoang mang và để tìm kiếm giải pháp an
toàn, họ quyết định tránh né việc lập gia đình”. Nhà xã hội học người Úc Robert
Anderson thuộc đại học Melbourne phân tích. “Nguy cơ của hiện tượng này là rất
đáng lên tiếng. Nhưng các nguyên nhân cả khách và chủ quan đều chưa được tháo
gỡ triệt để”.
Hồi
đầu tháng 5, sau khi bùng nổ scandal không đóng quỹ hưu trí trong thời gian dài
của một số quan chức Chính phủ Nhật Bản. Một phóng sự ngắn của kênh CNN tại
Tokyo cho thấy vụ ầm ĩ này không ngờ gây hoang mang ghê gớm cho người dân, đặc
biệt là giới
trẻ đất nước mặt trời mọc. “Vụ việc đó khiến mọi người nghĩ
rằng họ cần giữ chặt tiền trong tài khoản. Thậm chí các bạn gái của tôi không
dám kết hôn kể từ đó. Chắc chắn họ không dám lấy người nào không có nghề nghiệp
tử tế và ổn định về tiền bạc”, Eri Asano, một cô gái trẻ phát biểu.
Mất
cân bằng dân số và phía sau “những phụ nữ tôn thờ tự do”
Để
duy trì độ tiếp nối thế hệ, tức trạng thái cân bằng về dân số – theo tính toán
của giới chuyên môn – phụ nữ trung bình phải có tối thiểu 2,1 con. Nhưng trào
lưu phụ nữ độc thân và sự e ngại trong vấn đề lập gia đình của phụ nữ tại nhiều
nước châu Á đang khiến con số này khó đạt được dẫn đến mất cân bằng dân số.
Mới
đây, trên tờ Forbes, nhà kinh tế chính trị học người Mỹ Nicholas Eberstadt đã
phân tích rằng, ngược lại của việc phụ nữ không lấy chồng là… đàn ông ế vợ.
Riêng tại Trung Quốc, ông Eberstadt đưa ra số liệu 25% đàn ông trong độ tuổi
cuối 40 sẽ ế vợ vào năm 2030. “Nếu các nam giới độc thân này phổ biến trong một
thế hệ, họ có thể hình thành một nhóm người khác biệt hoặc một tầng lớp nhỏ
mới. Một tầng lớp toàn những nam giới độc thân nghèo, không có giáo dục, giận
dữ có thể gây ra những đe doạ nghiêm trọng cho sự ổn định của xã hội. Tầng lớp
đàn ông ế vợ và giận dữ này có thể lên tới hàng chục triệu người vào năm 2030”.
Chuyên gia này lý giải.
Một
vấn đề khác cũng đang âm thầm xảy ra đó là những hậu quả tâm lý của phụ nữ sống
độc thân. “Phía sau vẻ hào nhoáng của những người phụ nữ độc thân đó chính là
sự cô đơn, sự ham muốn được chia sẻ và bản năng được dựa vào một người đàn ông.
Chính những vấn đề tâm lý không được giải toả này đã khiến 60% phụ nữ độc thân
ở Thái Lan có vấn đề về tâm lý”, chuyên gia người Úc Robert Anderson cho biết.
Mặc
dù đời sống thực dụng và lối sống mua sắm, tiêu thụ được những phụ nữ độc thân
đề cao. Nhưng thực tế theo các chuyên gia, nó chỉ là cái vỏ bọc yếu ớt mà nếu
tan vỡ sẽ khiến người phụ nữ càng thêm hoang mang với cuộc sống.
“Làm vợ, làm
mẹ là thiên chức của phụ nữ. Những gì đi ngược lại thiên chức đó chắc chắn
không thể là xu hướng đáng mừng. Chúng ta chỉ có thể hy vọng trong tương lai,
những diễn biến sẽ tích cực hơn”.
Đăng nhận xét