Đặc tính gây khoan khoái và tính độc hại của các đồ uống có cồn gây ra những tác động khác nhau đối với từng cá nhân. Điều an toàn đối với người này lại có thể nguy hiểm đối với người khác. Ở một số nước Châu Âu, hướng dẫn tiêu thụ rượu bia đối với phụ nữ là tối đa 14 đơn vị cồn, nam giới là 21 đơn vị cồn, trải đều ra suốt cả tuần và không được uống toàn bộ lượng như thế trong vòng một đêm. Một đơn vị tương đương với 1 lon bia (300 ml) hoặc một ly rượu vang (120 ml) hoặc một ly rượu mạnh (30 ml).
Tại Việt Nam, nhiều người mắc vấn đề nghiêm trọng về rượu bia hoặc bị phụ thuộc vào rượu bia ngay cả khi tiêu thụ ở mức độ thấp hơn. Lời khuyên của chúng tôi về giới hạn an toàn để tối thiểu các nguy hại đối với sức khỏe là tối đa 7 đơn vị đối với phụ nữ và 14 đơn vị đối với nam giới mỗi tuần.
Ethanol là sản phẩm chủ yếu trong quá trình lên men của nho, lúa mì, khoai tây hay lúa mạch với men bia (yeast). Hàm lượng cồn trong bia là từ 3-6%, rượu vang từ 8-14% và rượu mạnh (whisky, brandy) là 37-40%. 95% rượu được tiêu thụ sẽ chuyển hóa ở gan. Chỉ có 5% lượng rượu được bài tiết không biến đổi từ thận và phổi – nồng độ cồn trong hơi thở ra cung cấp kết quả cho việc kiểm tra độ cồn trong máu.
Trái ngược với quan niệm phổ biến rằng rượu bia là chất kích thích, trên thực tế những đồ uống này là một chất gây ức chế các chức năng của não. Cảm giác hài lòng, lâng lâng ban đầu là do hệ thống điều khiển ức chế của não được giải phóng và điều này có thể giúp cá nhân vượt qua sự nhút nhát hay thiếu tự tin.
Ở nồng độ cồn trong máu 60mg/100ml máu (1 giờ sau khi uống 1 panh bia (khoảng 473ml) hoặc 3 ly rượu vang), khả năng nhận thức đánh giá của người uống sẽ suy giảm nhẹ và họ trở nên nói nhiều hơn. Đôi khi sự ức chế phát triển thành hành vi hung hăng dẫn đến việc sử dụng bạo lực.
Ở Singapore, giới hạn nồng độ cồn cho phép khi lái xe là 80mg%. Ở nồng độ 100mg%, các cơ sẽ hoạt động kém, dẫn đến mất điều khiển, buồn ngủ, và nói lè nhè. Tại nồng độ 300mg% người bệnh có thể bất tỉnh và hơn 500mg% là gây tử vong.
Hiện tại, người dân chưa ý thức hơn về mối nguy hiểm của việc uống rượu bia quá mức. Tổ chức y tế thế giới sử dụng thuật ngữ “NGHIỆN RƯỢU” để bao gồm tất cả hành vi uống gây hại. Hai thuật ngữ cụ thể hơn là HỘI CHỨNG PHỤ THUỘC VÀO RƯỢU BIA & CÁC KHUYẾT TẬT LIÊN QUAN ĐẾN RƯỢU BIA.
HỘI CHỨNG PHỤ THUỘC VÀO RƯỢU BIA
Đặc điểm hội chứng
1. Không uống nhiều các loại thức uống khác (một người bình thường tiêu thụ rượu bia với lượng khác nhau tùy theo từng ngày, nhưng người bị phụ thuộc vào rượu sẽ uống một cách định kỳ);
2. Việc uống rượu bia trở thành mối ưu tiên so với những khía cạnh khác của cuộc sống như sức khỏe, gia đình, gia đình, sự nghiệp và đời sống xã hội;
3. Tăng tửu lượng;
4. Lặp đi lặp lại các triệu chứng cai nghiện;
5. Giảm các triệu chứng cai bằng cách uống thêm;
6. Nhận thức chủ quan về sự cưỡng bách để uống rượu bia;
7. Phục hồi sau khi cai nghiện.
Một người bị phụ thuộc vào rượu bia nếu uống trở lại sau một thời gian kiêng cữ sẽ dễ rơi vào tình trạng tái phát và có thể quay lại với thói quen uống cũ trong vòng một vài ngày. Về cơ bản, sự nghiện rượu bia bao gồm 3 yếu tố có chữ “C”, đó là cảm giác ép buộc (Compulsion) phải uống, mất kiểm soát (Control) và tiếp tục (Continued) uống bất chấp hậu quả xấu.
Khuyết tật liên quan đến rượu bia là những vấn đề về thể chất, tâm lý và xã hội liên quan đến uống rượu quá mức. Bệnh nhân mắc các khuyết tật liên quan đến rượu bia có thể không có triệu chứng của hội chứng nghiện nhưng những người có hội chứng nghiện rượu bia thường có vô số các khuyết tật.
Nguyên nhân từ đâu?
- Yếu tố gia đình: con cái của người nghiện rượu bia có khả năng mắc chứng nghiện rượu cao gấp bốn lần so với con cái của người không uống rượu bia. Các nghiên cứu về song sinh đã chỉ ra rằng cặp sinh đôi cùng trứng thường có thói quen uống và các vấn đề liên quan đến rượu bia giống nhau hơn so với các cặp sinh đôi khác trứng. Con của người nghiện rượu bia có độ nhạy cảm cao cho dù chúng được nuôi dưỡng bởi cha mẹ mình hay người không uống rượu bia.
- Giới tính: đàn ông dễ mắc chứng nghiện rượu hơn phụ nữ từ 3-5 lần.
- Tuổi : đàn ông thường mắc các vấn đề liên quan đến uống rượu bia ở độ tuổi 20 và 30, trong khi phụ nữ thường tìm kiếm điều trị muộn hơn.
- Nghề nghiệp: Bồi bàn, bartender, quân nhân, nhân viên kinh doanh, giải trí, thủy thủ, nhạc sĩ, và nhà báo dễ mắc hơn.
- Văn hóa: cộng đồng người Mã Lai có tỉ lệ mắc bệnh thấp, trong khi tỉ lệ trong cộng đồng người Ấn cao hơn người Trung Quốc. Có nhiều bằng chứng cho thấy rằng cơ thể người Trung Quốc có một loại enzyme aldehyde dehydrogenase đặc biệt trong quá trình chuyển hóa rượu. Sự tích tụ nhanh chóng của acetaldehyde chỉ sau một vài lần uống khiến da đỏ bừng, và làm xuất hiện các triệu chứng khó chịu khác, từ đó có thể ngăn ngừa việc uống thêm.
[Các chuyên gia chỉ ra rằng, sau khi rượu đi vào cơ thể con người, bị phân giải thành acetaldehyde. Acetaldehyde là một chất có hại cho cơ thể con người, trong cơ thể con người có một loại enzyme, có tác dụng phân giải acetaldehyde. Những người không biết uống rượu, chức năng phân giải của loại enzyme này yếu, cho nên uống sẽ bị đỏ mặt]
- Tính cách: người sống nội tâm và hay bất an đôi khi sử dụng rượu bia để khắc phục sự thiếu tự tin và củng cố cảm giác về sức mạnh và độ nam tính. Người có tính cách hiếu thắng, bốc đồng, nổi loạn và chống đối xã hội cũng có nhiều khả năng lạm dụng rượu bia và các chất gây nghiện khác.
- Rối loạn tâm lý/tâm thần: bệnh nhân hay lo lắng và trầm cảm có thể uống nhằm mục đích thay đổi trạng thái tâm trạng.
Đặc điểm lâm sàng
Những người có vấn đề về rượu bia hiếm khi tham khảo ý kiến bác sĩ về sự thiếu khả năng kiểm soát hành vi uống của bản thân. Họ thường được giới thiệu điều trị vì các biến chứng về thể chất hoặc tâm thần, và đôi khi vì các vấn đề xã hội.
Khuyết tật liên quan đến rượu bia
1. Khuyết tật về thể chất
Trong một nghiên cứu về các bệnh nhân nhập viện điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Singapore, các vấn đề thể chất thường gặp nhất là viêm dạ dày, loét dạ dày tá tràng, các bệnh về gan và bệnh thần kinh ngoại vi (Kua EH, Singapore Medical Journal 1986, 27, 392-395). Tuy việc uống rượu bia điều độ giúp đề phòng bệnh tim còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi, tình trạng những người lạm dụng rượu bia nhiều dễ bị cao huyết áp, bệnh cơ tim, xơ vữa động mạch và đột quỵ là điều hiển nhiên. Do dinh dưỡng kém, bệnh nhân cũng dễ bị thiếu máu do sự thiếu hụt của vitamin B12 và acid folic. Mất máu mãn tính từ loét dạ dày tá tràng có thể gây thiếu máu thiếu sắt. Đôi khi, quá trình đông máu sẽ gặp nhiều vấn đề do giảm tiểu cầu.
Sự thoái hóa các tế bào thần kinh sẽ dẫn đến tình trạng suy yếu cơ và mất cảm giác ở bàn tay và bàn chân. Việc uống rượu bia thường xuyên và lâu dài có thể làm các tế bào não chết sớm và gây ra chứng mất trí (dementia).
Ở nam giới, thói quen thường xuyên uống quá nhiều sẽ làm giảm quá trình tuần hoàn testosterone do ảnh hưởng trực tiếp lên tế bào sản xuất hormone này.
Phụ nữ nhạy cảm hơn với rượu bia, tính gây nghiện và các suy giảm liên quan đến rượu bia. Điều này là do cơ thể họ nhỏ hơn với nam giới, hàm lượng nước thấp hơn, và số lượng enzyme hoạt động chuyển hóa rượu ít hơn, đặc biệt là enzyme ADH trong dạ dày (alcohol dehydrogenase, thực hiện chuyển hóa 95% lượng rượu). Vì vậy, với cùng một lượng rượu bia được tiêu thụ, họ sẽ có nồng độ cồn trong máu cao và gặp nhiều rủi ro hơn so với nam giới. Phụ nữ uống nhiều rượu bia dễ bị rối loạn nghiêm trọng về sinh sản và tình dục, dễ bị phụ thuộc, dễ mắc bệnh gan và bị ngược đãi (bao gồm cả về tình dục) bởi người khác (đặc biệt là chồng).
Phụ nữ uống quá nhiều rượu bia có thể sinh con với các triệu chứng của hội chứng thai nhi liên quan đến rượu bia (FAS) hoặc dị tật bẩm sinh liên quan đến rượu bia (ARBD):
- Khuôn mặt xuất hiện dấu hiệu bất thường – đầu nhỏ, khuôn mặt rộng, mũi ngắn hếch, môi trên mỏng, đôi mắt nhỏ và má hóp;
- Chậm tăng trưởng về thể chất trước và sau khi sinh;
- Phát triển trí tuệ kém;
- Bị bệnh tim, thoát vị và bất thường về đường tiết niệu.
2. Khuyết tật tâm thần
Các vấn đề tâm thần thường gặp bao gồm mất ngủ, trầm cảm, lo lắng và mất trí nhớ.
Trí nhớ kém không phải là hiếm và người uống thường không nhớ những gì họ đã làm vào đêm uống say hôm trước. Chứng quên này thường được biết đến là chứng mất trí nhớ tạm thời (blackout), gồm 2 dạng. Dạng mất trí nhớ toàn bộ có đặc điểm là người uống sẽ quên hết mọi sự việc trong khoảng thời gian từ 30 phút đến 2-3 ngày. Ở dạng mất trí nhớ từng phần, có những mảng trí nhớ mà người uống có thể nhớ lại phần nào trong một khoảng thời gian ngắn hơn.
Triệu chứng nhẹ nhất của hội chứng cai rượu là run rẩy, bắt đầu một vài giờ sau khi ngừng uống. Co giật buổi sáng, đổ mồ hôi, buồn nôn là không thể tránh khỏi nếu người uống có triệu chứng phụ thuộc. Các triệu chứng khác bao gồm da đỏ bừng, dễ kích động, mất ngủ và buồn nôn. Ảo giác là một dạng nặng của các triệu chứng cai rượu và xảy ra ở những người đã uống rất nhiều trong nhiều năm. Rối loạn cấp tính sẽ xảy ra và đạt đỉnh điểm khoảng ba ngày sau khi uống ly cuối cùng, bao gồm chứng run tay chân, sợ hãi, lo âu, mất khả năng nhớ những việc mới xảy ra, đổ mồ hôi và sốt. Ảo giác thị giác và ảo tưởng về một hiện tượng thiên nhiên đáng sợ với những hoang tưởng thường khá phổ biến. Những ảo giác thường có những cảnh kinh dị như nhìn thấy những con chuột khổng lồ, các loài động vật kỳ lạ, hoặc nghe thấy những giọng nói đáng sợ. Đôi khi, họ có thể tự xây dựng nên một ảo tưởng, ví dụ như cáo buộc gia đình đang âm mưu làm hại hay đầu độc họ.
Một loại khác của biến chứng tâm thần là bệnh ghen. Ở đây người chồng nghiện rượu sẽ cáo buộc vợ ngoại tình, dù điều này không có thật. Đôi khi ảo giác xuất hiện khi người nghiện tỉnh táo, ngay cả khi không xuất hiện triệu chứng cai nghiện. Trạng thái này được gọi là hư giác nghiện rượu (alcoholic hallucinosis). Say rượu bệnh lý là hiện tượng loạn tâm thần cấp tính gây ra bởi một lượng cồn tương đối nhỏ. Hiện tượng này có đặc điểm tính hung hăng sẽ bùng nổ mãnh liệt.
3. Khuyết tật về xã hội
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người nghiện rượu bia nhiều khả năng sẽ ly dị hơn những người không uống và người vợ thường bị lạm dụng về thể chất. Vợ hoặc chồng thường cố gắng che giấu hoặc phủ nhận các vấn đề của người còn lại. Một nghiên cứu tại bệnh viện đại học Quốc gia chỉ ra rằng bạo lực gia đình và lạm dụng thể chất xảy ra ở 30% bệnh nhân nghiện rượu cần điều trị, và một trong ba người vợ có chồng là bệnh nhân thì bị lạm dụng thể chất (Kua EH & Ko SM, Forensic Science International 1991, 50, 43 -46).
Trẻ em có thể tăng nguy cơ phát triển các vấn đề cảm xúc hoặc trở thành nạn nhân của các khuyết tật bẩm sinh (do mẹ sử dụng rượu bia). Một số không được hưởng đầy đủ những động viên về tình cảm và tâm lý, và có xu hướng kiêng dè các hoạt động nhóm vì sợ hãi và xấu hổ. Do thiếu sự dạy dỗ thường xuyên và tích cực bởi bố mẹ, trẻ con có thể đánh mất cái nhìn đúng đắn về giá trị, tiêu chuẩn, và các mục tiêu. Một số là nạn nhân của bạo hành thể chất – đánh đập con cái. Ở trường, các em có thể gặp vấn đề về tình cảm và hành vi.
Người ta ước tính ở Hoa Kỳ, ngành công nghiệp mất hàng triệu đô la một năm, vì sự vắng mặt và làm việc kém hiệu quả có liên quan đến nghiện rượu. Hiệu suất công việc kém, nguy cơ mất việc làm, thường xuyên thay đổi công việc và tai nạn công nghiệp không phải là hiếm.
Tại Singapore, số lượng các trường hợp uống rượu khi lái xe bị bắt giữ vẫn ở mức ổn định từ 1.231 năm 1998 lên 1.220 trong năm 1999, nhưng có xu hướng tăng nhẹ với 621 trường hợp trong nửa đầu năm 2000 (tháng Một -tháng Sáu). Tại Vương Quốc Anh, rượu có liên quan đến 45% các ca tử vong tai nạn giao thông đường bộ. Một trong ba người điều khiển xe tử vong trên đường là do các vấn đề liên quan đến rượu.
Đăng nhận xét