Trong thực tế, vẫn có rất nhiều mối quan hệ lãng mạn bị
gắn với sự tổn thương dai dẳng. Có thể là do họ không hợp nhau, có thể là do họ
chưa đủ chín chắn, hay cũng có thể một trong hai đối tác đang cố gắng làm chủ
hay điều khiển người còn lại.
Hiện tượng một trong hai đối tác
của một mối quan hệ lãng mạn cố gắng kiểm soát người còn lại (một cách thái
quá) được gọi là bạo hành trong tình yêu (Intimate partner violence-
IPV/Domestic abuse/Spousal abuse).
Bạo hành trong tình yêu xảy ra với một mục đích duy nhất: có được quyền
lực trên người còn lại;
và nó có thể xảy ra với bất kỳ ai trong bất kỳ mối quan hệ lãng mạn nào, dù bạn
là nam hay nữ, đồng tính hay dị tính, chuyển giới hay không, lớn tuổi hay nhỏ
tuổi, giàu hay nghèo…
- Biểu hiện
Bạo hành vẫn hay được biết đến với những vết thâm, vết thương
trên cơ thể do bạo lực về mặt thể chất. Tuy nhiên, bạo hành không
chỉ tồn tại ở mặt thể chất, mà còn cả về mặt tinh thần. Dù gần như là vô hình, bạo hành về mặt
tâm lý có khi còn nguy hiểm hơn cả bạo hành về mặt thể chất, vì một con mắt bầm
có thể trở về lạnh lặn, nhưng một tâm hồn bị đàn áp, bôi nhọ, chà đạp hay xúc
phạm sẽ khó có thể bình phục. Bạo hành về mặt tâm lý có thể làm cho nạn
nhân ghét bỏ chính mình, mắc chứng rối loạn lo âu hay trầm cảm hoặc
cảm thấy tuyệt vọng và cô đơn. Nhiều người bị bạo hành nhưng mãi không thể nhận
ra vì người yêu họ không bao giờ đánh họ, họ nhìn thân thể lành lặn của mình,
và quên đi rằng tâm hồn họ đang bị xé nát. Không ai xứng đáng bị đối xử như
thế, và dù bạn là ai, bạn xứng đáng được bảo toàn giá trị, tôn trọng, yêu
thương, và cảm thấy an toàn.
Vậy làm cách nào để biết mình hoặc người thân có đang bị người
yêu bạo hành hay không?
Một trong những dấu hiệu cơ bản nhất của một nạn nhân bị
người yêu bạo hành là, họ cảm thấy e sợ người yêu của mình, họ phải cẩn thận với lời nói và hành động
của mình khi ở bên người yêu, và họ cảm thấy tuyệt vọng, chán ghét bản thân.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tự hỏi mình những câu hỏi sau đây để xác định bạn hay
người thân của mình có đang bị bạo hành hay không, càng nhiều câu trả lời “có”,
thì câu trả lời cho bài toán bạo hành trên càng có khả năng là tương tự.
1.
Về các suy nghĩ và cảm xúc bên trong bạn:
Bạn có:
– Đa phần cảm thấy sợ
sệt người yêu của mình?
– Lẩn tránh một số chủ
đề vì sợ người yêu sẽ nổi giận?
– Tin rằng mình đáng
bị tổn thương hay đối xử tệ bạc?
– Băn khoăn không biết
mình có phải là một đứa mất trí không?
– Cảm thấy chai lì hay
tuyệt vọng về mặt cảm xúc?
2.
Về hành vi coi thường của người yêu bạn:
Người yêu bạn có:
– Bôi xấu bạn hay thét
vào mặt bạn?
– Chỉ trích bạn và hạ
thấp giá trị của bạn?
– Đối xử với bạn tệ
đến nỗi bạn xấu hổ không muốn bạn bè thấy?
– Lờ đi hay coi thường
ý kiến hay sự thành công của bạn?
– Đổ lỗi cho bạn về
những hành vi bạo hành của họ?
– Xem bạn như là một
của riêng hay chỉ là một đối tượng để quan hệ tình dục cùng, thay vì là một
người bình đẳng, cần được yêu thương và tôn trọng?
3.
Về hành vi bạo lực và những lời đe dọa của người yêu
bạn:
Người yêu bạn có:
– Có tính khí nóng nảy
và bất thường?
– Làm đau bạn, hay đe
dọa sẽ giết hoặc gây tổn thương cho bạn?
– Đe dọa sẽ đem con/em
của bạn đi và làm hại chúng?
– Đe dọa sẽ tự tử nếu
bạn bỏ đi?
– Ép bạn quan hệ tình
dục?
– Phá hỏng tài sản của
bạn?
4.
Về hành vi kiểm soát của người yêu bạn:
Người yêu bạn có:
– Tỏ ra vô cùng ghen
tuông và muốn chiếm hữu bạn?
– Kiểm soát nơi bạn đi
đến và những gì bạn làm?
– Không cho bạn gặp gỡ
gia đình và bạn bè?
– Ngăn cản không cho
bạn với tới nguồn tiền, điện thoại, hay phương tiện giao thông?
– Liên tục kiểm tra
bạn (liên tục nhắn tin/ gọi hỏi đang ở đâu, đang làm gì, đi với ai, v.v…).
Sống với một người yêu
bạo hành, như được nhắc ở trên, có vô vàn nguy hại. Tuy nhiên, không phải ai
cũng từ bỏ được mối quan hệ đó. Có rất nhiều lý do khiến một nạn nhân ở lại nhưng lý do căn bản nhất đó là nạn nhân thường thất bại trong việc nhận ra rằng
mình đang bị bạo hành.
Việc nhận ra rằng mình
đang bị bạo hành về mặt tâm lý là một việc rất khó, nhất là khi kiến thức về nó
không được phổ biến. Quan trọng hơn, giới truyền thông vẫn không ngừng tán
dương, lãng mạn hóa các hành vi bạo hành về mặc tâm lý, cho rằng ai làm vậy là
đều do “yêu bạn tha thiết”, “yêu bạn ngông cuồng”, và rất đáng được trân trọng.
Các dạng kịch bản ấy xuất hiện rất nhiều trong phim ảnh, ca nhạc, tiểu
thuyết,…v…v và ảnh hướng rất nhiều đến cách xã hội chúng ta nhìn nhận bạo hành
về mặt tâm lý, và cuộc sống của những nạn nhân vô tội.
Hãy tưởng tượng một
tình huống như thế này nhé (dù người yêu bạn thuộc bất kể giới tính nào):
Sáng sớm thức dậy, bạn
nhận được 5 tin nhắn chào buổi sáng từ người yêu. Bạn đi ăn sáng, có 10 tin
nhắn hỏi bạn ăn gì, ở đâu, với ai, và chúc bạn ăn ngon. Sau đó, bạn ra quán
café với bạn bè, tất nhiên bạn phải báo thật kỹ là bạn ở đâu, bạn của bạn là những
ai, ai trả tiền, từ mấy giờ đến mấy giờ, vì người yêu bạn đã nhắn bạn chừng 15
tin nhắn để hỏi về nó. Đến trưa thì làm sao người yêu bạn có thể bỏ bạn bơ vơ
một mình nếu không có cơ hội gặp mặt được? Cho nên, tất nhiên, 20 tin nhắn chúc
bạn ăn trưa ngon và ngủ cũng ngon luôn đã ập đến. Điều đầu tiên bạn thấy sau
khi thức là 5 tin nhắn hỏi thăm xem bạn có ngủ yên, và cuộc sống buổi chiều của
bạn cũng tương tự. Những điều như thế lập lại ngày qua ngày, ngày nào cũng một
đống tin nhắn, một đống cuộc gọi. Nếu bạn nói bạn không cần bao nhiêu đó tin
nhắn và cuộc gọi, họ sẽ vô cùng tổn thương, và cuối cùng bạn phải xin lỗi.
Bạn là một con người, bạn cần có những mối quan hệ khác để sống
vui; chứ bạn không phải là tài sản đáng quý của người yêu bạn, mà người ấy phải
lo âu, ghen tuông, sợ bạn bị đánh cấp. Bạn xứng đáng để được tin tưởng.
Một cô bạn thân của
tôi, cũng đã trưởng thành, có công ăn việc làm ổn định – hiện tại cũng đang học
để lấy bằng Tiến sĩ, đã từng kể với tôi trong nước mắt về việc bị người yêu cũ
xúc phạm, làm tổn thương và kiểm soát vô lối. Mật khẩu Facebook và email của cô
ấy bị người yêu cũ cầm và khóa lại, bất cứ tin nhắn và mọi thông tin trong
Facebook đó cô ây đều không lấy lại được. Chỉ sau này khi chia tay người yêu cũ
của cô ấy mới đồng ý trả lại.
Một biểu hiện rất thường gặp trong bạo hành tình cảm
là đối phương sẽ luôn tìm cách hạ thấp giá trị của bạn, không công nhận tình
cảm và những thành tựu của bạn. Họ cũng rất hiếm khi nói lời động viên, xưng hô
cũng lạnh nhạt và cách nói chuyện luôn tỏ ra bề trên. Hơn nữa, mọi tình cảm bạn
thể hiện cho họ, họ đều lờ đi coi như không có, hoặc không đủ sâu đậm hoặc chân
thành. Họ luôn tìm cách mỉa mai một cách thường xuyên, và thường không quan tâm
đến những nhu cầu của bạn. Khi bạn thất bại, rất khó để họ có thể giấu được cảm
xúc đắc chí v.v… kiểu như “Tôi đã bảo anh/cô rồi”; thay vì việc an ủi và lắng
nghe.
Bạn có bao giờ đối xử
với người yêu mình như thế? Hay có một người bạn đối xử với người yêu họ như
vậy?
Bạn và người thân của
bạn xứng đáng có được sự tôn trọng, tin tưởng, tự do, thoải mái – trong một mối
quan hệ lãng mạn.
Hãy tìm đến sự giúp đỡ
khi cần thiết. Nếu quá đau khổ, hãy mạnh dạn cắt đứt trước khi quá muộn.
Đăng nhận xét