TIN MỚI

Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2016

CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ KHI CON ĐI MẪU GIÁO

Con đi mẫu học giáo đánh dấu bước ngoặt lớn trong sự phát triển tâm sinh lý. Do đó khi con đi học mẫu giáo, bố mẹ không được phép quên những điều sau.
Tìm hiu k trước khi chn trường cho con đi hc mu giáo
Chọn trường mẫu giáo cho con là một việc vô cùng quan trọng. Bởi đây là ngôi trường đầu tiên của trẻ. Môi trường học tập là một trong những yếu tố hàng đầu ảnh hưởng tới sự phát triển của con. Do đó, trước khi quyết định chọn trường, bố mẹ phải tìm hiểu thật kỹ. Có những yếu tố mà bạn cần xem xét như:
  • Vị trí của trường mẫu giáo: Tốt nhất bạn nên lựa chọn một ngôi trường gần nhà hoặc ở vị trí thuận lợi cho việc đưa đón con.
  • Giáo viên của trường: Nếu có người thân hoặc quen đã từng cho con đi học mẫu giáo thì bạn nên tham khảo kinh nghiệm của họ, để biết được những ngôi trường có giáo viên chuyên môn tốt, nhiệt tình dạy con và yêu thương các con.
  • Cơ sở vật chất và chất lượng bữa ăn: Tốt nhất bố mẹ nên dành một buổi tự mình đi tham quan trường, để có đánh giá chính xác nhất về cơ sở vật chất và chất lượng bữa ăn của trường. Điều này sẽ giúp đưa ra lựa chọn chính xác hơn.
  • Chi phí: Hiện nay có rất nhiều trường mẫu giáo dân lập, tư nhân, quốc tế với chất lượng cao nhưng chí phí cũng đắt đỏ. Mặc dù ai cũng muốn cho con mình được học tập tại nơi có điều kiện tốt nhất, nhưng hãy xem xét khả năng tài chính của gia đình. Mặc dù, bậc mẫu giáo rất quan trọng, nhưng trẻ còn cả một chặng đường học tập rất dài ở phía trước.
Chun b tinh thn cho con
Trẻ vốn đang quen với việc ở nhà và được người thân như ông, bà, bố, mẹ chăm sóc, nên việc đến một môi trường hoàn toàn xa lạ ở lớp mẫu giáo sẽ khiến con hoảng sợ. Vì thế, trước khi con đi học mẫu giáo, bạn hãy chuẩn bị trước tinh thần cho bé bằng những cách
  • Kể về việc đi học: Hãy để bé cảm thấy đi học rất vui, ở lớp có bạn bè chơi cùng, cô giáo hay kể chuyện cổ tích cho bé nghe, lớp có nhiều đồ chơi… để bé cảm thấy thích thú.
  • Mua sắm: Bố mẹ hãy dẫn bé đi mua những vật dụng như ba lô, quần áo mới, mũ, giày…để chuẩn bị cho việc đi học. Bé sẽ cảm thấy thích khi được tự mình đi chọn và đeo balo. Nếu thêm nhưng lời khen như “ Con đeo ba lô như người lớn” hay “Ba lô con chọn đẹp lắm” sẽ khiến bé cảm thấy thích thú.
  • Tập cho bé quen cảm giác không có bố mẹ bên cạnh: Khi bé quá nhát, bố mẹ có thể đưa bé đến nhà người quen mà bé ít được đến và gửi bé ở đấy 1, 2 tiếng. Lâu dần bé sẽ quen với cảm giác không có bố mẹ bên cạnh và không sợ đi học.
  • Cho con đi tham quan ngôi trường mới: Trước khi con đi học mẫu giáo, bạn nên dành thời gian đưa con tới thăm trường. Điều này sẽ giúp con làm quen trước với nơi mà con sắp tới học, đồng thời sự mới mẻ cũng sẽ kích thích niềm yêu thích ở con.
Nói chuyn vi giáo viên v nhng thói quen ca tr
Trẻ khi ở nhà có thể có những thói quen đặc biệt như bị dị ứng với một số thực phẩm nào đó, thích ăn cơm khô hoặc ướt, tính cách đặc biệt… Đây là những thông tin mà bạn nên trao đổi với cô giáo. Bởi nó sẽ giúp cô nắm bắt được tình hình của con, để có sự chăm sóc tốt nhất.
Theo dõi biu hin ca tr
Khi con đã bắt đầu đi học bạn cần thường xuyên theo dõi các biểu hiện của con. Điều này giúp bạn phát hiện sớm các bất thường như con bị bạo hành, con bị cô lập ở lớp, con không thích nghi được với thức ăn ở trường… Việc phát hiện sớm sẽ giúp bạn có những giải pháp sớm để việc đi học không phải là cực hình với con.
Những ngày đầu đi học mẫu giáo hầu như bé nào cũng khóc lóc và đòi về. Hãy áp dụng các cách dưới đây để giúp con bạn thích đi học mẫu giáo nhé.
  • Trấn an bé
Đi học mẫu giáo, bé lần đầu tiên phải rời xa vòng tay bố mẹ, ông bà để tới một nơi hoàn toàn xa lạ, nơi có cô giáo và các bạn. Hẳn nhiên là bé sẽ cảm thấy vô cùng sợ hãi, bất an. Hãy trấn an bé để con cảm thấy việc đi học là điều rất đáng tự hào. Bố mẹ có thể nói  “Con lớn rồi nên mới được đi học đấy, em Bi có được đi học đâu”.
Hãy nhớ đừng nói dối bé rằng đang được đưa đi chơi, bởi khi biết sự thật con sẽ rất hoảng loạn. Mẹ cũng nên kể cho bé nghe chuyện hay về trường lớp, chẳng hạn như đi học có thêm nhiều bạn mới, được học hát, học múa rất vui…
  • Cho bé thấy trường học cũng giống như ở nhà
Trước khi bắt đầu gửi con vào lớp mẫu giáo, hãy dành một vài ngày đưa bé tới thăm trường. Hãy chỉ cho con thấy rằng trường cách nhà rất gần thôi, và ở trường con cũng có những hoạt động giống như ở nhà. Không những vậy con còn có bạn chơi cùng, có cô giáo, có đồ chơi để bé cảm thấy thích thú hơn với lớp học.
  • Chuẩn bị tâm lý để chia tay bé
Trước khi bé đi học vài ngày, hãy tập cho con quen với cảm giác xa bố mẹ bằng cách gửi bé cho ông bà, hoặc cô dì chú bác trong nhà. Như vậy khi đi học con sẽ không quá bịn rịn hay khóc lóc vì phải xa bố mẹ.
  • Mua đồ dùng học tập cho bé
Những món đồ dùng học tập đầy màu sắc rực rỡ như balo, giày dép, bút màu… sẽ khiến trẻ vô cùng thích thú và háo hức. Hãy đưa bé đi mua và nói lý do vì con đi học nên con được mua những món đồ này. Như vậy con sẽ rất hứng thú với việc đi học.
  • Lập thời gian biểu cho bé
Khi bé đi học mẫu giáo, thời gian biểu hàng ngày sẽ cố định từ bữa ăn, giấc ngủ tới các giờ học. Vì thế, trước khi bé đi học, hãy tập cho con quen với thời gian biểu giống như ở lớp trong khoảng 1 tuần. Như vậy bé sẽ bớt bỡ ngỡ khi đột nhiên thay đổi thói quen hàng ngày.
  • Ngủ sớm và dậy sớm
Tình trạng thiếu ngủ sẽ khiến trẻ dễ cáu gắt và bướng bỉnh hơn. Vì thế, khi cho bé đi học mẫu giáo, cha mẹ hãy cho con đi ngủ sớm vào buổi tối và thức dậy sớm để kịp vệ sinh cá nhân, ăn sáng và giúp bé có tinh thần tốt nhất khi đến trường.
  • Tránh để quá nhiều người đưa con đi học trong ngày đầu tiên
Lần đầu tiên bé đi học, hẳn sẽ nhận được rất nhiều sự quan tâm từ những người trong gia đình. Nhưng dù vậy thì cũng không nên để quá nhiều người đưa con đi học trong ngày đầu tiên. Bởi khi chia tay bé sẽ có cảm giác sợ hãi, tủi thân và òa khóc. Do đó, chỉ nên để bố hoặc mẹ đưa con tới trường trong ngày đầu tiên mà thôi.
  • Giới thiệu cho con môi trường mới
Đến trường, hãy nhanh chóng cho trẻ làm quen với cô giáo, các bạn mới. Tuy vậy không nấn ná khi thấy trẻ bắt đầu sụt sùi. Hãy nhanh chóng gửi con cho giáo viên và hứa chiều sẽ quay lại đón con và không quên tạm biệt trẻ.
  • Đón bé đúng giờ
Những ngày đầu tiên đi học, trẻ sẽ vô cùng trông ngóng mẹ tới đón vì thế đừng trễ nải việc đón con. Hãy cố gắng đến đón bé đúng giờ để tạo lập niềm tin ở bé rằng cứ học ngoan rồi bố mẹ sẽ tới đón sớm. Nếu các bạn khác đã có người đón mà con bạn vẫn chưa có ai đến đưa về bé sẽ tủi thân lắm đấy.
  • Dành nhiều thời gian cho con ở nhà
Để bù cho khoảng thời gian bé ở trường, buổi tối hãy dành nhiều thời gian hơn cho con. Bé sẽ cảm thấy được bù lại khoảng thời gian vắng người thân khi ở trường và nhận thấy rằng không phải mẹ đang ghét bỏ mình nên cho mình đi học. Điều đó sẽ giúp trẻ thoải mái hơn trong những ngày tiếp theo.
Mầm non là quãng thời gian giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về mặt thể chất, trí tuệ, tình cảm và giao tiếp xã hội. Sau đây là các hoạt động của trẻ tại nhà trường và cách phối hợp giáo dục giữa nhà trường và gia đình
Tp đc và tp viết
  • Tại trường: Bé sẽ học cách nhận biết tất cả các chữ cái trong bảng chữ cái, cả chữ hoa và chữ thường. Bé cũng mất một thời gian kha khá để đọc thuộc lòng bảng chữ cái. Sau đó, là học cách viết và tập viết những nét chữ đầu tiên. Một yêu cầu cao hơn mà không phải trường mầm non nào cũng giảng dạy cho các cháu đó là học cách ghép vần.
  • Tại gia đình: Có rất nhiều cách để mẹ có thể giúp bé ôn tập bảng chữ cái. Mẹ có thể nhờ đến các công cụ hỗ trợ như các tấm thẻ từ vựng hay poster học từ dán trong phòng ngủ hay trên cánh tủ lạnh để bé thường xuyên quan sát được. Hoặc mẹ gắn ngay bài học của trẻ vào những đồ vật thân thuộc nhất trong gia đình hoặc các hoạt động thường ngày để việc ghi nhớ của trẻ trở nên tự nhiên nhất có thể.
Josie Meade, một giáo viên mầm non có nhiều năm kinh nghiệm của Hoa Kỳ nói rằng: “Một trong những điều tuyệt vời nhất cha mẹ có thể làm là đọc sách cho con cái của họ mổi ngày”. Chỉ cần 10 phút mỗi đêm, mẹ đọc cho bé nghe một câu chuyện cổ tích cũng sẽ tạo nên sự khác biệt rõ rệt. Nó không chỉ bổ sung thêm hương vị cho tình mẫu tử ngọt ngào mà còn tạo cho trẻ thói quen và niềm yêu thích đọc sách, giúp trẻ có thêm hình dung về nhân sinh quan và thế giới quan thông qua những câu hỏi của mẹ xoay quanh nội dung câu chuyện.
Ngoài ra, mẹ nên thường xuyên hát các bài hát thiếu nhi cùng với bé. Đây cũng là một cách rất tốt để trẻ học về vần điệu và cách phát âm.
Nhn biết màu sc, hình dng và đ vt
  • Tại trường: Trẻ mẫu giáo sẽ được học cách nhận biết và gọi tên của các màu sắc, hình dạng cơ bản và các bộ phận của cơ thể.
  • Tại gia đình: Học cũng với trẻ bài học về màu sắc có khá nhiều gợi ý cho mẹ như cùng bé xem một cuốn truyện tranh, mẹ có thể hỏi bé: “Chiếc xe ô tô màu gì đây con nhỉ?” Hay “Con chỉ cho mẹ đâu là chiếc mũ màu vàng?” Khi mặc đồ cho bé, mẹ cũng có thể nói về màu sắc của quần áo, giày dép, tất,… Còn các đồ vật trong gia đình sẽ thì sẽ trở thành công cụ để mẹ nhắc cho bé về các hình khối như chỉ lên khung ảnh và hỏi trẻ “Mẹ đố Sóc biết khung ảnh trên tường là hình chữ nhật hay hình tam giác?”. Điểm mấu chốt là mẹ hãy biến tất cả mọi đồ vật xung quanh trẻ thành công cụ học tập và biến mọi hoạt động thành các trò chơi.
Làm quen vi s đếm
  • Tại trường: Giáo viên sẽ hướng dẫn cho trẻ biết mặt số, cách đọc và cách đếm từ 1 đến 10 (hoặc có thể lớn hơn 10). Biết cách đếm đồ vật và gọi tên con số tổng một cách chính xác là một trong những kỹ năng toán học đầu tiên của trẻ mầm non.
  • Tại gia đình: Bất cứ khi nào mẹ nhìn thấy những con số như trong cuốn sách, trên hộp thực phẩm, thậm chí trên ti vi, bạn cũng có thể yêu cầu trẻ đọc to con số đó lên. Đồng thời, hãy cũng trẻ tập đếm hàng ngày, đếm số bậc cầu thang, đếm số bút chì màu trong hộp hay các khối xếp hình trên sàn nhà,… Thường xuyên hỏi trẻ những câu hỏi như: “Bà cho Nhím bao nhiều chiếc kẹo mút thế?”, “Con đếm giúp mẹ xem còn mấy quả cam trong tủ lạnh?” Khi đang cùng bé ăn nhẹ, mẹ cũng có thể hỏi: “Trong đĩa bây giờ còn mấy chiếc bánh Bon nhỉ?”
Ct và v
  • Tại trường: Luyện tập cho sự phối hợp tốt hơn của tay và mắt, các bé sẽ được làm quen với hai hoạt động là cắt và tô màu (cao hơn là tập vẽ). Bé sẽ học cách cầm kéo cắt giấy, học cách sử dụng bút chì, bút lông và cả keo dán nữa.
  • Tại gia đình: Mẹ cũng nên trang bị cho bé đầy đủ các dụng cụ giống như ở trường để bé thường xuyên thực hành và thỏa sức sáng tạo. Ban đầu mẹ có thể yêu cầu bé thực hiện các thao tác đơn giản như cắt giấy theo một đường thẳng hoặc tô màu vào những bức tranh có sẵn. Sau đó, mẹ có thể để bé tự do cắt ghép hoặc vẽ tranh theo trí tưởng tượng của bé.
Phát trin k năng xã hi và chia s
  • Tại trường: Phát triển kỹ năng xã hội cần thiết được cha mẹ định hướng và giáo dục cho trẻ trước khi bắt đầu học mẫu giáo. Trẻ mẫu giáo sẽ được học cách chia sẻ và hợp tác, biết cách tham gia sinh hoạt cộng đồng và làm việc theo thứ tự, tham gia hoạt động nhóm và làm theo hướng dẫn đơn giản, biết cách giao tiếp để nêu ra mong muốn và nhu cầu của bản thân, bước đầu biết tự chăm sóc các nhu cầu cơ bản và yêu cầu giúp đỡ khi cần thiết.
  • Tại gia đình: Vấn đề phát triển kỹ năng xã hội cho bé yêu cần rất nhiều công sức và sự lưu tâm hàng ngày, hàng giờ của cha mẹ. Nó bao gồm từ việc xưng hô, chào hỏi của trẻ sao cho phù hợp và lịch sự; cách chơi cùng với các bạn; tôn trọng các quy định khi đến nơi công cộng; giúp đỡ và chia sẻ với bạn bè, người thân và mọi người xung quanh… Vấn đề mấu chốt là cha mẹ và những người thân trong gia đình cần là tấm gương mẫu mực cho trẻ noi theo và cần có những định hướng tích cực để trẻ sớm hình thành những phẩm chất của một người công dân tốt.
Xem thêm:

CÁCH KIỂM TRA BÉ 5 TUỔI - CÁC KHẢ NĂNG CẦN THIẾT

Đăng nhận xét

 
Copyright © 2016 Braintrust Sức mạnh cộng đồng