TIN MỚI

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

TẠI SAO GIÁO DỤC MỸ THU HÚT

1. Mỹ có nền giáo dục đại học đa dạng, phong phú và mềm dẻo, có tính thích nghi cao gắn chặt với thực tiễn sản xuất xã hội;
2. GDĐH Mỹ chịu ảnh hưởng của thị trường lao động hơn là việc lập kế hoạch;
3. Chương trình đào tạo bao gồm phần giáo dục đại cương, các môn tự chọn, các môn bắt buộc và hệ thống tín chỉ xuyên suốt trong hệ thống đào tạo. Việc áp dụng hệ thống tín chỉ cho phép sinh viên có thể chủ động linh hoạt trong các chương trình và cơ sở đào tạo;
4. Mỹ có 2 loại trường Univercity và College

NÉT NỔI BẬT

1. Đại học và sau đại học mang tính cạnh tranh cao
Ý tưởng của người Mỹ về giáo dục đại chúng cho tất cả mọi người nhưng đi cùng với nhận thức rằng nước Mỹ cũng cẩn các chuyên gia trình độ cao. Do đó, có một hệ thống chọn lọc cao và hết sức cạnh tranh. Mỗi trường đều có những quy định về tiêu chuẩn tiếp nhận sinh viên riêng của mình. Nên các trường đại học tốt nhất cũng là những trường khó có thể tiếp nhận vào học nhất.
2. Thực hiện tốt việc kiểm soát giáo dục
Hợp chủng quốc Hoa kỳ không có hệ thống giáo dục toàn quốc. Hiến pháp không quy định trách nhiệm giáo dục của Chính phủ Liên bang nên tất cả những vấn đề giáo dục đều thuộc về từng bang. Dù có một Bộ Giáo dục nhưng chỉ có chức năng thu thập thông tin cố vấn và giúp đỡ tài chính cho các chương trình giáo dục nhất định.
Hiến pháp từng bang lại cho phép các cộng đồng địa phương kiểm soát thực sự về mặt hành chính với các trường công. Ban giám hiệu gồm các công dân được bầu từ một cộng đồng giám sát các trường học ở mỗi khu vực. Chính họ không phải là bang đề ra các chính sách của trường học và quyết định thực sự sẽ dạy những nội dung gì.
Những người quản lý trường học phải thể hiện những mong muốn của địa phương và những quan tâm về giáo dục khi họ được cộng đồng bầu ra. Tất cả các trường phổ thông hay đại học đều có các nhóm tự quản lý, các hiệp hội hay ban bệ tín nhiệm và đều khá tự do trong việc quyết định những tiêu chuẩn, tiếp nhận học sinh và những yêu cầu tốt nghiệp riêng của mình. Kết quả là sự đa dạng vả rất linh hoạt trong hệ thống giáo dục.
Hàng năm, có hàng trăm các công trình nghiên cứu kiểm tra khắt khe các trường học trên toàn quốc được công bố. Những cuộc tranh luận của công chúng về chất lượng, nội dung về các mục tiêu giáo dục luôn diễn ra rộng lớn và công khai trên toàn nước Mỹ.
3. Mục tiêu giáo dục rất cụ thể
- Về cơ bản, người Mỹ luôn hướng tới giáo dục bình đẳng, bất kể tầng lớp xã hội, nguồn gốc dân tộc, chủng tộc hay sắc tộc. Những ảnh hưởng về văn hóa đối với giáo dục Mỹ cũng quan trọng không kém nhưng khó có thể xác định hơn. Trình độ giáo dục tổng thể cao luôn được xem như là một sự tất yếu.
- Giáo dục tại Mỹ có truyền thống nhằm phục vụ mục tiêu tập hợp mọi người lại với nhau, tức là mục tiêu "Mỹ hóa". Các trường ở Mỹ đã phục vụ mục tiêu tập hợp lại hàng trăm nhóm văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo nguồn gốc về xã hội và chính trị đại diện cho hàng triệu người nhập cư khác nhau.
- Giáo dục cũng góp phần tạo xã hội, làm giảm bớt các khác biệt về nguồn gốc xã hội cũng như về sắc tộc hay chủng tộc đã và đang được nhiều người chấp nhận. Phần lớn các trường đại học cả công lẫn tư đều rất tích cực ủng hộ mục tiêu"đa dạng dân chủ".
- Mục tiêu lớn là làm cho bản thân "trở lên tốt hơn", hay " vươn lên trên thế giới này". Nó như một phần căn bản của giấc mơ Mỹ. Hàng triệu người nhập cư tới Mỹ thường hy vọng có được một cuộc sống tốt đẹp hơn với một nền giáo dục tốt cho chính bản thân họ và quan trọng nhất là cho con cái họ. Bước khởi đầu, cho dù mục tiêu cuối cùng là tiền tài, danh vọng, quyền lực hay chỉ đơn giản là kiến thức thường bắt đầu từ ngưỡng cửa của trường đại học.
4. Chú trọng đánh giá chất lượng giảng dạy và đề cao trách nhiệm của giáo viên
Cuối học kỳ, trước kỳ thi hết môn, mỗi sinh viên được phát một mẫu "Đánh giá giảng dạy". Sinh viên được nhận xét về những điều bổ ích hay chưa bổ ích của môn học, ưu nhược điểm của môn học và của người giảng dạy. Giáo sư không được can thiệp vào đánh giá này.
Theo Bộ Giáo dục Mỹ, một trong những tiêu chuẩn mới được nhấn mạnh trong đào tạo giáo viên chính là khả năng người thầy có thể tạo nên những bước đột phá để kéo cộng đồng đến gần với lớp học hơn. Từ đó nâng cao chất lượng giảng dạy nhờ sự hỗ trợ của cộng đồng.
5. Chú trọng công tác kiểm định giáo dục
Hệ thống giáo dục ở Mỹ được đánh giá là có chất lượng kiểm định rất cao. Ở Mỹ việc được phép hoạt động (State apporoved/ Lesenced) là do nhà trường đáp ứng những yêu cầu về thành lập theo quy định từng tiểu bang về cơ sở vật chất, tính an toàn, tiền ký quỹ, thuế... Còn việc kiểm định (Accreditation) lại liên quan đến chất lượng của chương trình đào tạo (academic quality). Nên được thành lập không có nghĩa là đạt kiểm định. Chính vì lẽ đó, ở Mỹ có sự phân biệt rất rõ ràng giữa các trường được kiểm định (Accredited univercities) và các lò sản xuất cấp bằng (Degree/ Diploma Dills).
Ở Mỹ có hai cơ quan công nhận (Accrediting Agencies) các tổ chức kiểm định là Bộ Giáo dục Liên bang (USDE) và CHEA. Trong đó, USDE là cơ quan nhà nước và CHEA là cơ quan độc lập được các trường và các tổ chức kiểm định thừa nhận. Như vậy, hai cơ quan này không trực tiếp kiểm định các trường mà các trường được kiểm định thông qua các tổ chức kiểm định.
Ngoài ra, trên các trang web đều có thông báo các dấu hiệu nhận biết về các lò sản xuất bằng cấp, thậm chí có cả danh sách trường bị đưa ra tòa do vi phạm luật.
Được kiểm định có nghĩa chất lượng đảm bảo, có thể tiếp cận với ngân sách Chính phủ, hỗ trợ tài chính và dự án nghiên cứu. Sinh viên các trường kiểm định có thể trao đổi lẫn nhau, tạo niềm tin nơi nhà tuyển dụng.


Đăng nhận xét

 
Copyright © 2016 Braintrust Sức mạnh cộng đồng