TIN MỚI

Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2016

ĐỪNG TĂNG SỞ HỮU NỖI SỢ

Ngay cả khi chúng ta muốn thoát khỏi cái núi đồ sở hữu của mình, và rằng chúng ta luôn muốn đơn giản cuộc sống, nhưng sự thật thì lại là chúng ta không ngừng trang bị thêm mọi thứ cho mình.
Có thể là do từ tính lười, từ một thái độ trì hoãn, nhưng sự thật về động cơ lớn nằm đằng sau những món đồ sở hữu chất đống của chúng ta lại là nỗi sợ.
Nỗi sợ là cái thôi thúc chúng ta mua sắm những thứ mà chúng ta không thực sự muốn. Nỗi sợ khiến chúng ta gắn bó với những thứ mà chúng ta không cần.
Hãy nghĩ tới những điều này
  • Bạn mang theo rất nhiều thứ khi đi du lịch, và bạn có một gara đầy những đồ vật, chỉ là để phòng tình huống bạn có thể cần tới. Đó chính là nỗi sợ có một ngày cần tới cái gì đó và mình không có nó. Đó chính là nỗi sợ thiếu an toàn, thiếu chắc chắn.
  • Bạn gắn với những đồ vật mà bạn không còn sử dụng nữa bởi vì có thể một ngày nào đó, bạn cần nó. Bạn có thể sẽ không cần nó nữa, nhưng bạn không thực sự chắc chắn. Lại một lần nữa, đó chính là nỗi sợ an toàn và nỗi sợ thiếu chắc chắn.
  • Bạn giữ những quyển sách và những thứ khác truyền cảm hứng cho bạn (cây đàn ghita mà bạn chưa bao giờ học, cái máy tính mà bạn không bao giờ sử dụng) bởi vì bạn hy vọng  sẽ dùng nó vào một ngày đẹp trời nào đó, và nếu bạn bỏ nó đi, bạn cảm thấy giống như mất đi một niềm hy vọng. Bạn sợ mình không trở thành người như mình muốn. Đó là nỗi sợ không trở thành người đủ tốt.
  • Bạn giữ những đồ vật vì tình cảm, bởi vì bạn không muốn mất đi những kỷ niệm, hoặc bởi vì điều đó rất quan trọng với bạn. Trên thực tế, bạn sợ mất đi tình yêu hay mất đi mối quan hệ mà những thứ này biểu tượng cho. Bạn sợ mất tình yêu thương này. Đó chính là nỗi sợ rằng tình yêu mà bạn có không đúng (như bạn muốn).
  • Bạn không muốn bỏ đi đồ vật nào đó bởi vì bạn đã mua nó với giá đắt, và bạn sợ rằng bạn lãng phí. Trên thực tế, nếu bạn không dùng nó, sự lãng phí chính là việc bạn giữ nó. Rất khó để nói rằng nỗi sợ nào ngầm ẩn, nhưng dường như bạn sợ rằng, nếu việc mua nó có một động cơ sai nào đó, những vật dùng có thể không được dùng trong tương lai. Đó là nỗi sợ rằng thời điểm hiện tại không đúng hoặc một lần nữa, nỗi sợ về sự không chắc chắn.
  • Bạn giữ lại rất nhiều quần áo (hay đồ dùng tương tự) bởi vì chúng là phương tiện thể hiện bạn, và việc bạn bỏ đồ đi sẽ khiến bạn cảm thấy không có khả năng trở thành người như bạn muốn. Đó là nỗi sợ không trở thành đủ tốt.
Tôi có thể tiếp tục, nhưng hầu như tất cả những điều bạn sở hữu là không cần thiết tuyệt đối (cái mũ, cái giường, quần áo, thực phẩm, sản phẩm vệ sinh cá nhân…) được mua và được giữ bởi nỗi sợ.
Chúng ta muốn những thứ này là để giúp ta yên tâm, để giúp ta quản lý những nỗi sợ và nỗi lo, để giúp ta cảm thấy mình sẵn sàng hơn và an toàn hơn, để giúp ta có cảm giác rằng mọi thứ đều ổn, để chúng ta có thái độ chắc chắn khi đối diện với tương lai.
Và hiển nhiên, tất cả những đồ vật ấy chẳng mang lại bất kỳ điều gì trong số những điều ấy cho bạn.Chúng ta hy vọng vậy thôi, nhưng không phải. Chúng không bao giờ chắc chắn khi đối mặt với tương lai, và chúng ta tiếp tục muốn nhiều thứ hơn để quản lý nỗi sợ rằng chúng ta không đủ đúng, nỗi sợ rằng mọi thứ không diễn ra suôn sẻ. Và cứ thế, vòng luẩn quẩn không hồi kết.
Vậy giải pháp là gì?
Nếu chúng ta có thể tìm ra một cách khác để quản lý các nỗi sợ và nỗi lo này, chúng ta sẽ không cần tất cả những đồ vật này nữa. Chúng ta có thể dừng lại một chút trước khi mua đồ vật nào đó bởi nỗi sợ, và quyết định có mua nó hay không. Chúng ta cuối cùng có thể bỏ đi rất nhiều thứ  chiếm chỗ và lấy đi năng lượng của chúng ta. Chúng ta có thể giảm số lượng sở hữu và có một cuộc sống nhẹ nhàng.
Vậy thì cái cách khác đó là gì? Hãy thử như sau
1.    Ở lại với nỗi sợ. Xu hướng của chúng ta là chạy trốn nỗi sợ, cố tìm sự dễ chịu bằng cách mua cái gì đó, hay ăn cái gì đó thì sẽ mãn nguyện hơn, hay làm điều gì đó liên quan để thoải mái. Chạy trốn nỗi sợ tạo ra rất nhiều vấn đề của chúng ta. Hãy ở lại, ngồi xuống bình tĩnh, đối diện với nỗi sợ, hãy thở đều. Hãy tìm thấy lòng dũng cảm đi tới nơi mà bạn sợ.
2.    Cười với nỗi sợ. Đối diện với nó và cười với nó. Chỉ là đứa trẻ trong bạn run rẩy, không có gì phải chạy trốn, không có gì phải nổi giận. Việc có các nỗi sợ là hoàn toàn bình thường, rất tự nhiên. Hãy chấp nhận nỗi sợ đối diện với chính mình, và mỉm cười. Nụ cười này sẽ làm tiêu tan phần lớn sức mạnh của nỗi sợ
3.    Trở thành bạn với nỗi sợ. Hãy cởi mở và tò mò với nỗi sợ của mình, hãy nhìn vào cảm giác mà nỗi sợ sinh ra ở cơ thể của bạn, nó giống như điều gì? Hãy phân tích nó với thiện chí, học cách nhận ra nó như một người bạn mới. Một khi bạn học được nỗi sợ ấy giống điều gì, bạn sẽ trở thành bạn của nó, bạn bắt đầu có niềm tin trong thực tế rằng mọi chuyện sẽ ổn, rằng cuối cùng nó sẽ biến mất giống như đám mây trong không khí, trả lại bầu trời quang đãng trong tâm trí bạn.
4.    Làm bạn với nỗi sợ, bạn có thể quyết định hành động gì, dọn dẹp những nhu cầu xoa dịu nỗi sợ bằng những sở hữu. Bạn có thể đóng các trang mua sắm ưa thích, bạn để nó vào danh sách những đồ cần để tâm trong 30 ngày, và khi sự mong muốn biến mất, nỗi sợ cũng không còn ở đó nữa. Bạn có thể bỏ đi những sở hữu mà bạn có, và bạn giải phóng mình khỏi gánh nặng.

Tóm lại, hãy kiểm tra và tổng kết xem bạn đang còn sở hữu những gì tạo ra bởi nỗi sợ. Nhấc điện thoại lên để xử lý chúng. Còn đỡ công tốt nhất gọi ngay ve chai.

Đăng nhận xét

 
Copyright © 2016 Braintrust Sức mạnh cộng đồng