TIN MỚI

Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016

SỰ THỜ Ơ CỦA ĐÁM ĐÔNG

 “Hiệu ứng nguời qua đường” (Bystander Effect) trong tâm lý học xã hội, hiện tuợng này là phần lớn nguyên nhân góp phần giải thích vì sao lại có những nguời “lạnh lùng” đến thế!

SỰ THỜ Ơ CỦA ĐÁM ĐÔNG

Theo Latane and Darley, có 5 đặc trưng của một tình huống khẩn cấp có thể ảnh hưởng đến người qua đường:
1.      Tình huống có liên quan đến tổn thương vật lý;

2.      Tình huống khác lạ so với thông thường;

3.      Phản ứng trong trường hợp khẩn cấp khác biệt tùy theo tình huống;

4.      Tình huống không thể dự đoán , hoặc mong đợi từ trước;

5.      Tình huống đòi hỏi phản ứng tức thời.

Dựa theo 5 đặc trưng này, người qua đường sẽ trải qua quá trình nhận thức và hành vi như sau:
1.      Chú ý có chuyện gì đó xảy ra;

2.      Lý giải tình huống dưới dạng khẩn cấp;

3.      Mức độ trách nhiệm họ cảm nhận được;

4.      Hình thức giúp đỡ;

5.      Chọn lựa hành động giúp đỡ.

Một trong những bước đầu tiên khiến một nguời quyết định mình có nên giúp đỡ người khác hay không chính là người đó phải nhận thức được rằng có người đang cần giúp đỡ. Để làm được điều này, người qua đường ấy phải nhận ra mình đang chứng kiến một trường hợp khẩn cấp. 
Do đó, một trong những nguyên nhân chính khiến một người thờ ơ là họ không nhận thức được rằng họ đang chứng kiến một tội ác đang diễn ra. 
Khi chúng ta ở trong một tình huống nhập nhằng mơ hồ và chúng ta không chắc rằng đó có phải là trường hợp khẩn cấp cần giúp đỡ hay không, chúng ta thường quan sát những người khác, xem coi họ phản ứng như thế nào. Chúng ta cho rằng những người khác có thể biết điều gì đó mà chúng ta không biết, thế nên chúng ta đánh giá hành động của họ trước rồi mới quyết định xem mình sẽ phản ứng như thế nào. 
Nếu họ ứng xử như thể đó là tình huống khẩn cấp, nguy hiểm thì chúng ta cũng sẽ phản ứng như thế. Nhưng nếu những người xung quanh tỏ vẻ bình tĩnh thì chúng ta không thể nhận thức được mức độ nặng nhẹ của tình huống dẫn đến sự thờ ơ. 
Ví dụ như bạn đi đến hồ bơi công cộng và bạn nhìn thấy một em bé vẫy vùng trong nước. Bản năng đầu tiên của bạn sẽ là nhìn xung quanh xem thử mọi người phản ứng như thế nào. Nếu những người đó hoảng hốt và kêu cứu thì bạn có thể kết luận rằng đứa trẻ đang ngộp nước và nhảy xuống cứu. Nhưng nếu những người khác lờ đi em bé hoặc cười cợt thì bạn có thể nghĩ rằng đứa trẻ ấy chỉ đang giỡn mà thôi. 
Để tránh trường hợp mình nhìn như kẻ ngốc, bạn có thể sẽ quan sát một hồi và cuối cùng có thể bỏ qua cơ hội để cứu sống em bé. Đây là cách tiếp cận tình huống thông thường nhất và hầu hết, nó ngăn cản chúng ta làm ra những hành động gọi là ngu trong mắt người khác. 
Nhưng vấn đề ở đây, xu hướng nhìn người khác để xác định xem mình sẽ hành xử như thế nào có thể trở thành kiến ảnh hưởng một hiện tượng gọi là sự thờ ơ của đám đông. Hiện tượng này được mô tả trong tình huống phần lớn cá nhân trong một nhóm tin một hướng, nhưng lại cho rằng những người còn lại tin điều ngược lại. 
Tâm lý hướng theo số đông này một phần ngăn cản họ giúp đỡ người bị nạn vì họ không muốn trở nên “khác người”. Sự tuân theo số đông này càng mạnh bản thân họ cảm thấy không an toàn không có khả năng làm trái với nhóm. 

Nền văn hóa khác nhau có ảnh hưởng tới khả năng chú ý sự việc xung quanh của một người. Ở các nước phương Tây, họ cho rằng rất bất lịch sự nếu một người cứ ngó nghiêng dáo dác, nhất là khi người đó đang đi chung với bạn bè, vì họ cho rằng người đó vô duyên và không tôn trọng người khác. 

Kết quả là những người qua đường chỉ chú trọng vào bản thân họ khi đang đi giữa đám đông. 

Bây giờ chúng ta đã nhận ra nguyên nhân đầu tiên mà mọi người thờ ơ là họ không nhận thức được bản thân họ đang chứng kiến tội ác, vậy chúng ta nên dùng thông tin này theo cách nào có lợi cho chúng ta? 

Điều đầu tiên, nếu bạn nghĩ bạn đang chứng kiến một tình huống mập mờ thì cố gắng đừng nhìn phản ứng của người xung quanh và làm theo những gì bạn tin tưởng. Nếu bạn nghĩ có thể người đó cần sự giúp đỡ thì hãy hành động. 

Trường hợp tệ nhất? Bạn chỉ làm mình xấu hổ trong vài phút, tỷ lệ bạn gặp lại những người chứng kiến hành động đó gần như số 0. 

Trường hợp tốt nhất, bạn cứu sống được một mạng người. 

Thứ nhì, nếu bạn xui xẻo là nạn nhân của vụ gì đó và cần sự giúp đỡ, bạn phải làm cho những người xung quanh biết rằng đây là trường hợp khẩn cấp.

SỰ KHUẾCH TÁN TRÁCH NHIỆM

Darley và Latane xác định mức độ trách nhiệm mà người qua đường cảm nhận phụ thuộc vào ba thứ sau đây:
1.      Người đó có đáng giúp hay không?

2.      Khả năng giúp đỡ của người qua đường;

3.      Mối quan hệ giữa người qua đường và nạn nhân.

Khi có nhiều người cùng nghe một lời giúp đỡ thì trách nhiệm đáp ứng lời giúp đỡ đó không còn tập trung vào một cá nhân nhất định nào nữa mà được chia ra cho những người khác. Họ cảm thấy không nhất định phải là họ đi giúp nạn nhân, có rất nhiều người ở đây, sẽ có người giúp đỡ.
Trong trường hợp bạn là người duy nhất chứng kiến thì bạn sẽ cảm thấy mình có trách nhiệm giúp đỡ 100% đè nặng lên vai. Nhưng nếu có năm người chứng kiến thì trách nhiệm ấy chỉ còn 20%. Tùy theo tình huống, người qua đường có thể cho rằng những người khác giúp tốt hơn họ, nhất là với sự có mặt của bác sĩ, cảnh sát thì sự can thiệp của họ trở nên không cần thiết. Họ cũng lo sợ nạn nhân không cần sự giúp đỡ của họ, hoặc vướng vào vòng lao lý chỉ vì giúp đỡ.


Vậy thì giống như câu hỏi bên trên, bạn nên dùng thông tin này theo cách nào có lợi? 

Thứ nhất, nếu bạn chứng kiến ai đó gặp nạn với nhiều người xung quanh, nhận ra rằng bản năng đầu tiên của bạn sẽ là chối bỏ trách nhiệm giúp đỡ. Việc bạn nhận ra được bản năng nó có thể giúp bạn thoát khỏi thành kiến về việc khuếch tán trách nhiệm và hiểu rằng mỗi người đều có 100% trách nhiệm giúp đỡ người gặp nạn. 

Thứ nhì, nếu bạn là nạn nhân và cần sự giúp đỡ, bạn cần phải làm một trong những người chứng kiến đó cảm thấy họ có trách nhiệm với sự an toàn của bạn. Khi chúng ta cần sự giúp đỡ, và có đám đông đang quan sát, chúng ta thường cầu cứu với những ai đang nghe ngóng, nghĩ rằng sẽ có ít nhất một người chịu đứng ra giúp đỡ. 

Nhưng những thầy dạy tự vệ khuyên rằng thay vào đó, bạn nên chọn một người trong đám đông đó, nhìn chăm chú vào mắt người đó, bằng sự chân thành nhất có thể, và nói với anh/ cô ta rằng bạn cần sự giúp đỡ. 

Bằng việc cầu cứu cá nhân đặc biệt nào đó, bạn có thể làm người đó đột nhiên cảm thấy họ hoàn toàn có trách nhiệm cho sự an toàn của bạn, và làm tăng khả năng họ sẽ giúp đỡ bạn. Phương thức này cũng có thể dùng nếu bạn muốn ai đó cùng giúp đỡ nạn nhân. Chỉ vào người nào đó và kêu anh/ cô ta đến giúp người gặp nạn, chỉ vào người khác và kêu họ gọi 911. Đưa ra những chỉ thị chi tiết và đặc thù để chống lại sự khuếch tán của trách nhiệm.

Đăng nhận xét

 
Copyright © 2016 Braintrust Sức mạnh cộng đồng