Thật không may
khi chúng ta đều biết (hoặc từng tiếp xúc) với vài người ba hoa, người cục cằn,
người biết tuốt và người hay cằn nhằn. Những người tiêu cực này thỉnh thoảng lại
chính là những người mà chúng ta làm việc và sống cùng.
KẺ BA HOA dành
phần lớn thời gian nói về những lỗi lầm của đồng nghiệp và thường hay kể lể với
những người khác hơn là nói trực tiếp với đồng nghiệp, bởi vì họ thích khuấy
lên những mưu mô, những tranh cãi và cả những bất đồng.
Nếu như bạn là
nhân vật chính trong những câu chuyện của họ, điều này có thể gây một lượng lớn
áp lực tới bạn. Nhớ kĩ rằng những cuộc hội thoại và lỗi lầm của bạn chính là lý
lẽ của những người ba hoa. Cách tốt nhất đó chính là hạn chế tối thiểu sự phản ứng
hoặc cuộc trò chuyện của bạn đối với họ và khiến cuộc hội thoại càng ngắn gọn
càng tốt (đương nhiên là, đừng bao giờ truyền lại những vấn đề hoặc thông tin
cá nhân của người nào khác).
Nếu như vì một vài lí do mà sếp của bạn yêu cầu bạn
giải thích một vài điều mà người ba hoa đã nói với sếp, đơn giản bạn chỉ cần
nói rằng bạn không nhớ nó. Và sau đó bạn nên tự giải
thích theo góc nhìn của chính bạn.
NGƯỜI CỤC CẰN là một
người hay nổi nóng và càu nhàu suốt ngày. Có thể anh ta có hoàn cảnh riêng
khiến anh ta cư xử theo kiểu này, hoặc chỉ đơn giản là anh ta đang bắt đầu trở
nên thiếu kiên nhẫn, thô lỗ và khổ sở.
Giống như người ba hoa, bạn hãy hạn chế sự tương tác
của bạn với người này, hoặc nếu có thể, hãy bỏ qua cái thái độ khó chịu của anh
ta. (Tôi thường hay tự nói với bản thân "Anh ta hẳn đã có một ngày tồi tệ”).
Một cách tiếp cận khác, nếu phù hợp, đó là hãy cố gắng làm dịu đi tình hình
bằng sự hài hước,”Woao, tôi mừng là cậu không phải là một trong những kẻ nhận
xét…”
Điểm mấu chốt chính là việc bạn không thể thay đổi
người khác. Vậy nên, nếu một người cục cằn tấn công bạn, cách đáp trả tốt nhất
là để anh ta nói và giả vờ như sự khó chịu của anh chả hề đụng chạm gì tới bạn.
Cái chính là bạn không nên phản ứng quá nhạy cảm, mà thay vào đó hãy đáp trả
một cách bình tĩnh.
Một cách tốt để phản ứng đó là thay đổi những gì bạn nghe
thấy bằng việc sử dụng ngôn ngữ hài hoà/trung lập hơn, “Nghe có vẻ như cậu
không đồng tình với phương pháp tiếp cận của tôi là bởi…”. Khá nhiều lần, người
cục cằn đơn giản chỉ muốn được lắng nghe, và cái cách sắp xếp lại sự phản ứng
ấy có khi đã đủ để làm giảm nhẹ đi sự căng thẳng của tình huống.
Nếu không, bước tiếp theo lí tưởng nhất đó chính là
tìm đến vài người mà bạn có thể cùng đồng tình: “Có vẻ như là chúng ta cùng
đồng ý rằng mục tiêu là…”. Bạn sẽ cần để lựa chọn xem bạn có muốn theo luận
điểm đấy với chính kiến riêng của bạn hay không. Nếu như bạn ở trước mặt mọi
người, bạn chắc chắn sẽ muốn phản ứng lại bằng việc trực tiếp (và bình tĩnh)
làm rõ vị trí của bạn đối với những người có mặt. “Tôi chọn phương pháp này là
bởi..”. Nếu mọi người không ở quanh bạn và thuyết phục người cục cằn không
mang lại lợi ích gì cả, thì tuyệt vời nhất chính là việc kết thúc cuộc hội
thoại đơn giản bằng việc nói vài câu như. “Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ phải đồng
ý để mà không đồng tình với điều này mà thôi”.
Điểm
mấu chốt của việc đối phó với những người khó chịu là việc nhận ra bạn không
thể thay đổi người khác.
NGƯỜI BIẾT TUỐT là một người mà luôn tự hào về lượng
kiến thức rộng lớn của hàng loạt các lĩnh vực mà anh ta biết. Quả thực anh ta
có thể rất thông minh, hoặc có lẽ chỉ là một kho thông tin vô dụng (hoặc thậm
chí còn không chính xác). Bất chấp chuyện đó, anh ta đã có một khoảng
thời gian khó khăn khi tham gia những cuộc hội thoại mà không làm ra vẻ khoe
khoang kiến thức hay thể hiện.
Tôi đã tìm thấy cách tốt nhất để đối phó với những người
biết tuốt là hãy đóng vai một người tò mò hay kém cỏi hơn họ. Tương tác
với họ bằng việc hỏi “Như thế nào” hoặc “Cái gì”. Chạm vào sự hiểu biết rộng
lớn của họ . Đó là một cách tiếp cận tốt bởi vì nó vuốt ve cái tôi của người
biết tuốt và (khả năng) cho phép họ thay đổi quan điểm của chính họ khi đang
giải thích một vài điều với bạn. (Tôi cố gắng tránh câu hỏi “Tại sao” bởi vì
tôi thấy rằng họ thường coi câu hỏi đó là một sự thách thức).
Hãy nhớ cảm ơn người biết tuốt vì tất cả sự đóng góp
của anh ta. Thường thì người biết tuốt cần sự tôn trọng đến tuyệt vọng, và nếu
bạn cho anh ta một chút, có thể anh ta sẽ bớt có khuynh hướng làm việc thông
qua nói phét và thu hút sự chú ý hơn.
Dĩ nhiên thì, tránh xa những người biết tuốt ra sẽ hữu
dụng hơn cả, nhưng đôi khi điều này là không thể. Nếu cần thiết, hãy cân nhắc
việc tìm đến một bên thứ ba trung lập – người mà sẵn sàng cư xử như một cầu nối
giữa bạn và người biết tuốt; với cách đấy may ra bạn sẽ không phải đối
phó với anh ta trực tiếp nữa.
Cũng giống như người
cục cằn, người CẰN NHẰN không bao giờ thấy hạnh phúc. Sự khác biệt là ở chỗ họ
tìm thấy những việc cụ thể để lải nhải về nó. Người cằn nhằn thì lại thường hay nhìn vào mặt tiêu cực của
mọi thứ – cái kiểu người nhìn vào cốc nước chứa ½ nước và nói rằng cốc nước đấy
rỗng một nửa. Hãy thẳng thắn đối diện sự thật rằng, chúng ta đều
lảm nhảm đi lảm nhảm lại vì ta cảm thấy tốt khi làm việc ấy.
Khi lũ trẻ nhà tôi cằn nhằn, tôi thường hay tạo ra một
trò chơi dựa trên việc đó. Tôi làm quá những gì chúng nói và vẽ lại một bức
tranh siêu u ám. “Chúa ơi, các con chả có thứ gì để làm cả. Chả có sách gì để
đọc, chả có bạn bè để mà chơi, cũng chả có đồ chơi hay trò chơi trong tầng hầm.
Thậm chí còn chả có một cái sân sau để mà chạy xung quanh, chẳng có thú chơi
thủ công nào, ôi, con thật sự KHÔNG HỀ CÓ thứ gì để làm cả. Có thể con sẽ thích
làm một số việc nhà hoặc làm thêm nhiều bài tập về nhà hơn nữa chẳng hạn.”
Thường thì, chúng sẽ cười và tự nhận ra sự vô nghĩa của việc lải nhải
Tôi sử dụng một chế độ thưởng sao đối với lũ trẻ nhà
tôi. Nếu chúng lải nhải, tôi sẽ lấy đi của chúng một sao; và nếu chúng làm việc
nhà mà không than phiền chút nào hoặc tự giác làm, tôi sẽ cho chúng một sao.
Sau đó thì chúng thu thập các ngôi sao để kiếm phần thưởng – càng nhiều sao thì
giải thưởng càng lớn hơn. (Tôi giữ hộp bánh kẹo
thập cẩm như những phần thưởng).
Một cách tiếp cận khác nữa đối với người than phiền là
chỉ đơn giản phớt lờ mọi thứ. Nếu người lải nhải không nhận được sự chú ý,
thường thì sự than phiền sẽ biến mất.
Thỉnh thoảng thì, một vài người than phiền vì đấy là
cái cách mà họ đòi hỏi sự ủng hộ. Trong trường hợp này thì lắng nghe họ và đề
nghị sự đồng cảm sẽ giải quyết được nhiều hơn. Nhưng quan trọng nhất đó là hãy
hướng dẫn họ hành động để giải quyết vấn đề.
Thỉnh thoảng, khi lũ trẻ nhà tôi
xuống ăn sáng mà chúng vẫn mặc bộ đồ ngủ và rồi than thở rằng “Con lạnh quá”,
phản ứng của tôi sẽ là, “Ừ đúng rồi, bố có thể thấy là các con rất lạnh. Nó sẽ
càng lạnh hơn khi các con xuống đây đấy. Thế thì các con định giải quyết vấn đề
này kiểu gì đây?”.
Sau đó chúng sẽ mỉm cười và chạy lên tầng để lấy áo khoác
của chúng.
Vậy đó, trên đây là những mẹo nhanh chóng để đối phó
với những người ba hoa, cục cằn, biết tuốt và hay cằn nhằn.
Chúc các bạn thành công!
Đăng nhận xét