TIN MỚI

Thứ Tư, 14 tháng 12, 2016

TẠO RANH GIỚI VỚI NHỮNG NGƯỜI RẮC RỐI

Chính xác thì “ranh giới” (boundary) là giới hạn hoặc khoảng cách giữa bạn và một người khác; là khoảng trống nơi bạn bắt đầu và là điểm kết của người khác. Hãy nghĩ về nó như một hàng rào sân sau nhà bạn. Bạn là người gác cổng và quyết định người bạn giữ lại và người bạn tiễn đi, người mà bạn cho họ vào hẳn sân sau, hoặc là người mà bạn chỉ cho họ bước qua khỏi cửa chính. Bạn có thể vẫn giữ khoảng cách, nhưng bạn đang cho họ cơ hội chứng minh rằng họ đáng tin cậy. 
Thiết lập ranh giới lành mạnh không phải luôn đến một cách tự nhiên hoặc dễ dàng. Chúng ta học hỏi để được là một “phần” trong tất cả các loại quan hệ bằng kiểu mẫu trước đó. Nói cách khác, bằng cách xem người khác xử lý các mối quan hệ như thế nào. 

Trong thời thơ ấu, đó là cha mẹ, ông bà, cô dì, chú bác, người giữ trẻ, hay bất cứ ai khác mà chúng ta thường xuyên ở quanh. Qua thời gian, chúng ta lớn lên, chúng ta ít dựa dẫm hơn vào cha mẹ và cần sự giúp đỡ từ bạn bè nhiều hơn để chúng ta xác định chính mình và ranh giới của bản thân chúng ta hoặc những giới hạn trong các mối quan hệ. 

Nếu bạn lớn lên trong một gia đình rối loạn, vậy thì rất có thể bạn đã không học được phải làm thế nào để thiết lập một ranh giới hoặc thậm chí bạn thực sự không biết nó là gì. 

Học cách thiết lập ranh giới lành mạnh của riêng ta là một bài tập thực nghiệm trong tự do cá nhân. Nó có nghĩa là nhận biết chính mình và nâng cao nhận thức của bản thân về nơi chúng ta đứng và những gì chúng ta ủng hộ. Nó còn có nghĩa là buông bỏ những người không lành mạnh trong cuộc sống của chúng ta để chúng ta có thể phát triển thành những người lành mạnh như ý định.
Vậy làm thế nào để bạn có thể biết bạn đang trong một mối quan hệ không lành mạnh? 

Rất có thể, nếu như bạn đang trong một mối quan hệ bất thường bạn sẽ cảm thấy “bình thường” và “thoải mái”, nếu như bạn lớn lên trong một gia đình bất bình thường, bạn có thể không nhận ra những dấu hiệu, cho đến khi bạn đang trên con đường từ bỏ toàn bộ bản thân vì người khác. 

Dưới đây là danh sách của một số các đặc điểm của ranh giới lành mạnh và không lành mạnh.

Việc xác định những ranh giới mà chúng ta thiếu là một nửa trận chiến, vì chúng ta không thể thay đổi những gì chúng ta không nhận ra.
Để thiết lập ranh giới, đầu tiên chúng ta cần phải học cách giao tiếp mà không đổ lỗi. Nói cách khác, dừng lại việc nói những điều như: bạn làm tôi rất tức giận, bạn làm đau tôi, bạn làm tôi phát điên; làm thế nào bạn có thể làm điều đó với tôi sau tất cả những gì tôi đã làm cho bạn;...

Đây là tất cả những loại thông tin chúng ta đã nhận được trong thời thơ ấu đã bóp méo quan điểm của chúng ta về quá trình cảm xúc. Thay vì dùng những “tuyên bố bản thân” như: “Tôi cảm thấy thất vọng/ tức giận khi bạn __ hoặc khi xyz xảy ra.”
Cùng với sự giao tiếp tốt, là sự trung thực. Học cách nói bạn cảm thấy thế nào. Quanh co sẽ không giúp bạn hoặc mối quan hệ của bạn trong thời gian dài.
Không thể thiết lập ranh giới mà không thiết lập các hậu quả. Nếu như bạn thiết lập ranh giới trong một mối quan hệ, và bạn vẫn chưa đạt được đến điểm mà bạn sẵn sàng rời khỏi mối quan hệ đó thì không  nên nói rằng bạn sẽ rời đi. Không bao giờ nói rõ một cái gì đó mà bạn không sẵn sàng theo đuổi đến cùng. 

Thiết lập ranh giới và không thực thi chúng chỉ đưa cho người khác một cái cớ để tiếp tục những hành vi cũ. 

Ví dụ: “ Nếu như bạn gọi tôi bằng các biệt danh, tôi sẽ đối chất với bạn về mỗi hành vi của bạn và mọi lúc và sẽ chia sẻ cảm xúc của tôi với bạn. Tôi sẽ không tha thứ cho việc bạo hành bằng lời nói. Nếu như bạn tiếp tục hành vi này, tôi sẽ cân nhắc sự lựa chọn của tôi, bao gồm rời khỏi mối quan hệ này. Tôi không xứng đáng phải chịu như vậy và tôi sẽ không nhún nhường nữa.”
“Nếu như bạn tiếp tục phá vỡ kế hoạch của bạn với tôi bằng cách không xuất hiện hoặc gọi cho tôi vào phút cuối cùng để hủy bỏ, tôi sẽ đối chất với bạn về hành vi này và chia sẽ cảm xúc của tôi. Nếu hành vi này tiếp tục, tôi sẽ xem nó có nghĩa rằng bạn không tôn trọng tôi hay mối quan hệ này và tôi sẽ không liên hệ với bạn một tháng, cho đến khi cả hai chúng ta có thể đánh giá và tìm ra những mối quan tâm hàng đầu của cả hai. Nếu tôi chọn liên lạc lại với bạn, và hành vi này vẫn tiếp tục, thì chúng ta sẽ không còn trong bất kì loại quan hệ nào với nhau nữa.”

“Khi tôi hỏi bạn có chuyện gì, và bạn nói ‘không có gì’, nhưng sau đó đến đóng sầm cửa và đá vào tường, và trông như giận dữ, tôi cảm thấy tức giận và thất vọng rằng bạn từ chối nói chuyện rõ ràng với tôi như thể tôi có nghĩa vụ phải đọc suy nghĩ của bạn. Nếu có gì làm phiền bạn, tôi sẽ tin tưởng bạn để cho tôi biết sau khi bạn đã trải qua khoảng thời gian bình tĩnh bản thân. Nếu như bạn tiếp tục trừng phạt tôi bằng sự im lặng hoặc thất thường, tôi sẽ nói cho bạn biết tôi đã cảm thấy thế nào. Nếu hành vi này tiếp tục, tôi sẽ cân nhắc lựa chọn của tôi cho mối quan hệ này. Tôi không xứng đáng phải chịu như vậy và tôi sẽ không nhún nhường nữa.”

Thiết lập ranh giới không phải là lập ra các mối đe dọa. Đó là những sự lựa chọn mà họ có và đó là hậu quả đối với các quyết định sai lầm mà họ đã làm, cũng giống như những thứ chúng ta làm với những kỹ năng làm cha làm mẹ. Chúng ta không thể ở trong một mối quan hệ lành mạnh mà không có ranh giới thích hợp.

Đăng nhận xét

 
Copyright © 2016 Braintrust Sức mạnh cộng đồng