TIN MỚI

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2016

Ý NGHĨA CUỘC ĐỜI

Con người thì phải có tham vọng và sống thì phải có mục tiêu. Cao hơn là tìm ra ý nghĩa cuộc đời hay chính là Lý tưởng để theo đuổi và cống hiến.

 “Ta làm con chim hót
Ta làm một nhành hoa
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Đó là ước nguyện chân thành tha thiết của nhà thơ Thanh Hải, muốn làm một “Mùa xuân nho nhỏ” để dâng hiến cho cuộc đời những gì tốt đẹp nhất. Người thanh niên trong “Lặng lẽ Sapa” cũng yêu nghề, có trách nhiệm cao với công việc, bởi anh hiểu công việc của mình gắn bó với bao anh em đồng chí khác, có ích cho đời sống sản xuất và chiến đấu của nhân dân, đất nước ta. Vẻ đẹp của anh cùng với bao tấm gương sáng khác trong quá khứ khiến cho ta xúc động và tự hỏi lòng mình, phải làm gì để xứng đáng với thế hệ đi trước? Điều chắc chắn tiên quyết đối với mỗi người đó là phải sống có lý tưởng.
Lý tưởng phải thể hiện qua các hành động cụ thể, qua sự cống hiến hết mình trong lao động, học tập, chiến đấy để xây dựng và bảo vệ quê hương, tổ quốc. Ở bất cứ thời đại nào, con người cũng cần phải có lý tưởng. Nguyễn Công Trứ đã từng xác định:
“Đã mang tiếng trong tri đt
 Phi có danh gì vi núi sông”
Theo ông, chí làm trai là phải lập nên công danh sự nghiệp để trả nợ tang bồng. Rõ ràng đã sống thì phải có mục tiêu, lý tưởng để hành động, mà vươn lên. “Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả. Anh cũng không làm được gì vĩ đại nếu như mục đích tầm thường”. Bác Hồ có câu
“Ví không có cnh đông tàn
 Thì đâu có cnh huy hoàng ngày xuân”
Và trong cảnh lao tù, Người vẫn kiên trì mục đích đã chọn, vững lòng bởi:
“Mun nên s nghip ln
 Tinh thn càng phi cao”
“Sự nghiệp lớn” mà Bác đã chọn đó là con đường dẫn đến độc lập cho đất nước, tự do, no ấm cho nhân dân. Những thanh niên thế hệ đầu tiên được Bác dìu dắt tham gia Cách mạng đã cống hiến hết tuổi xuân của mình cho đất nước như Nguyễn Thị Minh Khai, Lê Hồng Phong, Võ Thị Sáu…và còn nhiều tên tuổi vô danh khác đã ngã xuống cho đất nước này “Nở hoa độc lập, kết quả tự do”
Theo lời Bác gọi, nhiều thanh niên đã tạm xếp bút nghiên, cầm súng để bảo vệ tổ quốc. Không còn giai cấp, không còn tầng lớp …Họ đã trở thành đồng chí đồng đội cùng chung mục đích, cùng chung lý tưởng vì Độc lập Vì tự do
“X dc Trường Sơn đi cu nước
 Mà lòng phơi phi dy tương lai”
Bước sang thế kỉ 21, đất nước có những thành tựu nổi bật trên nhiều lĩnh vực: Chính trị, Kinh tế, Văn hóa, Xã hội…Ở mỗi lĩnh vực, sự cống hiến của thanh niên rất đáng trân trọng. Nơi biên giới hải đảo xa xôi, những thanh niên vừa chắc tay súng sẵn sàng chiến đấu vừa đem cái chữ kiến thức mới đến cho bà con…Thanh niên hôm nay và mai sau vẫn tiếp nối Lý tưởng cách mạng mà Đảng và Bác Hồ đã vạch ra. Ngọn lửa truyền thống của lớp thanh niên đi trước vẫn được thắp sáng mãi, là điểm tựa vững chắc để từ đó thanh niên Việt nam vững bước tương lai. Nhà thơ Tố Hữu đã viết:
“Nếu là con chim chiếc lá
 Thì con chim phi hót, chiếc lá phi xanh
 L nào vay mà không có tr
 Sng là cho đâu ch nhn riêng mình”
Tạo hóa sinh ra vạn vật và cũng đồng thời gán cho chúng những trách nhiệm với cuộc sống. Bởi thế mà, đã là chim thì nhất định “phải hót”, còn lá thì “phải xanh”. Dù chỉ là những sinh vật nhỏ bé, nhưng đến con chim chiếc lá còn biết cống hiến, làm đẹp cho cuộc sống. Bản thân chúng ta là con người, chẵng lẽ “vay mà không trả”? Từ khi sinh ra ta đã nhận không biết bao nhiêu thứ của cuộc sống. Cuộc sống đã hào phóng mà cho ta tất cả. Quy luật của tự nhiên, đã vay thì phải trả, và con người cũng không ngoại lệ. Chúng ta đã vay vậy thì phải trả, trả bằng cách nào? Ấy là chính thái độ sống của mỗi người, “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.
Con người sinh ra đã là một món nợ. Cộng đồng nuôi ta khôn lớn. Đất nước cho ta chỗ ở, cho ta thức ăn, nước uống, cha mẹ nuôi ta khôn lớn, cho ta được cắp sách tới trường… làm sao nói hết những gì ta đã lấy đi? Mỗi giờ phút phí hoài của chúng ta là một mất mát cho xã hội, bao nhiêu giờ phút đó cộng lại, mất mát lớn đến nhường nào. Vay mà không trả là ích kỷ. Lấy của cuộc đời mà không trả cho cuộc đời làm cho cuộc sống trở nên vô nghĩa. Biết nhận thì phải biết cho, đó là quy luật của cuộc sống.
“Ưu điểm của thanh niên ta là hăng hái, giàu tinh thần xung phong. Khuyết điểm là ham chuộng hình thức, thiếu thực tế, bệnh cá nhân, bệnh anh hùng. Rất mong toàn thể thanh niên ta ra sức phát triển những ưu điểm và tẩy sạch những khuyết điểm ấy. Huy hiệu của thanh niên ta là “tay cầm cờ đỏ sao vàng tiến lên”. Ý nghĩa của nó là phải xung phong làm gương mẫu trong công tác, trong học hỏi, trong tiến bộ, trong đạo đức cách mạng. Thanh niên phải thành một lực lượng to lớn và vững chắc trong công cuộc kháng chiến và kiến quốc”
“Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào?”
Trong xã hội không có gì tốt đẹp vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân, lợi ích của quốc gia dân tộc và không màng đến lợi ích cá nhân.

Hãy về sống, hiểu đất nước để biết mình phải làm gì, đừng đứng ngoài cuộc để so sánh. Và nếu muốn cơ chế thay đổi thì hãy về mà thay đổi nhé mấy chú du học sinh.

Đăng nhận xét

 
Copyright © 2016 Braintrust Sức mạnh cộng đồng