TIN MỚI

Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2016

HỌC THUYẾT CỦA SINGMUND FREUD

MÔ HÌNH PHÂN TÂM
Sigmund Freud là cha đẻ của phân tâm cổ điển, ông sinh ngày 6 tháng 5 năm 1856, ở Freiburg, một thị xã  nhỏ ở Moravia, hiện nay là phần thuộc cộng hoà Czech. Khi Freud lên 4 tuổi, cha ông là một thợ máy  người  Do Thái  , đưa gia đình đến Vienna,  Freud đã sống hầu hết thời gian ở đây.Theo học trường y khoa, ông chuyên về thần kinh học và đã học một năm tại Paris với Jean-Martin Charcot, ông chịu ảnh hưởng bởi Ambroise-August Liebault và Hippolyte-Marie Bernheim, cả hai đều dạy ông thôi miên khi ông ở Pháp. Sau khi học tập ở Pháp, ông quay trở về Vienna và bắt đầu công việc lâm sàng với những bệnh nhân Hysteria. Vào khoảng từ năm 1887 đến 1897, công việc của ông với những bệnh nhân này dẫn đến việc phát triển phân tâm học. Ông chết năm 1939 tại Luân Đôn.
Phân tâm học cổ điển nhấn mạnh nhiều đến các ham muốn, tính dục… quan tâm đến việc khám phá những  động lực( dynamics), các khuynh hướng cơ bản , nguồn động cơ khởi đầu của hành vi con người. Điều  liên quan đến những lực ở bên trong cá nhân tách biệt phân tâm học một cách rõ ràng ra khỏi những thuyết về hành vi, những thuyết này quan tâm đến yếu tố môi trường gọt giũa hành vi đó, khác với các nhà tâm lý nhận thức ở chỗ các nhà tâm lý nhận thức tập trung chủ yếu vào các quá trình nhận thức và lý giải. Có hai mặt trong phân tâm cổ điển có liên quan nhiều nhất đến việc hiểu biết về tâm bệnh học ở trẻ em, đó là  mô hình cấu trúc và tâm lý tính dục.
MÔ HÌNH CẤU TRÚC (Structural model):
Khái niệm 3 thành phần của Freud về bộ máy tinh thần của con người đó là: cái ấy (id) , cái tôi (ego) và siêu tôi (superego), được gọi là mô hình cấu trúc.
Theo học thuyết cổ điển của Freud, bộ máy tinh thần của con người bao gồm cái ấy (id) là nguồn gốc của tất cả những ham muốn sinh học. Những ham muốn này của id có tính nguyên sơ , đòi hỏi ngay và thoả mãn hoàn toàn và quá trình suy nghĩ của nó không có lý trí và có tính lôi cuốn. Vào khoảng 6 tháng tuổi, cái tôi ( ego) xuất hiện từ nhu cầu của id để cân bằng với sự thoả mãn trong thực tế. Không giống như id, ego được phú cho những khả năng gọi là chức năng của ego như: tri giác, trí nhớ, và lý giải điều này cho phép nó học được những cách thức thực tế về sự thoả mãn cái id. Ego cũng là nguồn gốc của những cơ chế phòng vệ nhằm giúp trẻ dung nạp được những cảm xúc căng thẳng và đối mặt với lo âu bằng cách giữ các suy nghĩ và cảm xúc không chấp nhận được ra khỏi ý thức.
Cấu trúc thứ 3 đó là cái siêu tôi (superego), xuất hiện vào lúc trẻ được 5 tuổi. Cũng là một phần của vô thức, cái siêu tôi chứa đựng những tiêu chuẩn đạo đức mà trẻ nhỏ hấp thu từ cha mẹ và được nội hóa cách đánh giá về hành vi đúng hay sai. Khi trẻ cư xử sai, cái siêu tôi trừng phạt trẻ bằng những cảm nhận tội lỗi.  Cái siêu tôi có thể là tuyệt đối, không thay đổi và đòi hỏi vâng phục chặt chẽ đối với những tiêu chuẩn về hành vi đúng đắn. Từ khoảng giai đoạn tuổi thiếu nhi, và sau đó, cái tôi phải tìm những cách thức để có được như là thoả mãn của id với thực tế cho phép mà không làm khuấy động cái siêu tôi, theo cách không có lý trí và đòi hỏi giống như là id.
Trong thuật ngữ cấu trúc, tâm bệnh học là vấn đề của xung đột nội tâm và mất cân bằng giữa cái ấy, cái tôi và cái siêu tôi. Nếu cái ấy quá mạnh, kết quả là những hành vi gây hấn xung động hay hành vi tính dục. Nếu cái siêu tôi quá mạnh, kết quả là các hành vi bị ức chế quá mức mà ở đây trẻ bị hành hạ bởi những cảm xúc tội lỗi đối với những phạm lỗi nhẹ nhất, trong thực tế hay trong cả  tưởng tượng.
HỌC THUYẾT TÂM LÝ TÍNH DỤC
Học thuyết tâm lý tính dục của Freud giả định rằng có một sự tiến triển không thể tránh được trong những phần của cơ thể chiếm ưu thế như là những nguồn gây khoái cảm. Có tầm quan trọng như nhau, mỗi sự tiến triển về ham muốn tình dục có kèm theo thay đổi về tâm lý trong những mối liên hệ mật thiết với cha mẹ hay những người chăm sóc đầu đời.
Trong giai đoạn miệng khởi đầu (Oral stage), ăn uống được phối hợp với gắn bó cảm xúc đầu tiên hay liên hệ đối tượng. Chăm sóc yêu thương và nhạy bén tạo ra một hình ảnh tích cực về cả người mẹ lẫn bản thân mình; chăm sóc mà có khó chịu hay ấm ức rõ rệt sẽ tạo ra một hình ảnh mà tình cảm yêu thương được trộn lẫn với lo âu và giận dữ. 
Trong giai đoạn hậu môn (Anal stage), các xung đột trên tính tự lập và sự kiểm soát của cha mẹ là điểm chính. Nếu kỷ luật của cha mẹ là việc trừng phạt, không yêu thương hay ép buộc, trẻ nhỏ có thể trở thành chống đối và thách thức hoặc lo lắng và vâng lời quá mức.
Giai đoạn dương vật (Phallic stage), ở trẻ trai có sự ước muốn loại bỏ đi đối tượng yêu thương của mẹ mình, điều này đưa đến sự cạnh tranh với người cha. Đây được gọi là mặc cảm Oedipus. Việc giải quyết mặc cảm Oedipus đòi hỏi rằng trẻ phải từ bỏ ước muốn ấu trĩ đối với tình cảm loại bỏ đi đối thủ cạnh tranh và qua đó đồng hoá với  cha hay mẹ cùng giới tính với mình, bằng lòng với chính mình với ý nghĩ rằng: “ tôi không phải là đối thủ của cha hay mẹ; tôi thích cha ( hay mẹ)” .
Giai đoạn tiềm tàng (Latency stage) , cho thấy một khoảng thời gian tương đối êm đềm, ở đây những chú ý được hướng đến việc làm chủ các thành tựu về phát triển  hơn là tính dục.
Giai đoạn sinh dục (Genital stage), giai đoạn trưởng thành, sự trưởng thành về tính dục đòi hỏi một sự qua lại và  biết đánh giá quan điểm của đối tác , nó ngược lại với tính duy kỷ ở giai đoạn sớm.
Mặc dầu nhiều nội dung giả định của Freud về tâm lý tính dục hiện nay nhìn chung không được chấp nhận nhưng học thuyết đã đóng góp những ý tưởng có giá trị đối với những quá trình phát triển có thể cả tâm bệnh lý.

Cắm chốt (Fixation) trong phát triển đặt nền tảng cho những xáo trộn tâm lý bởi vì chúng cản trở sự phát triển xa hơn hoặc bởi vì chúng làm gia tăng khả năng trẻ sẽ trở về giai đoạn cắm chốt, kém trưởng thành hơn khi trẻ gặp stress. Qúa trình này được gọi là thoái triển ( Regression). Cắm chốt quá mức có thể do bởi hoặc là sự thoả mãn không đầy đủ như không đầy đủ yêu thương trong giai đoạn miệng hoặc là thoả mãn quá mức như là dính với cha mẹ quá mức trong giai đoạn Oedipus. Ở giai đoạn mà cắm chốt xảy ra cho thấy cả độ nặng lẫn loại tâm bệnh. Nhìn chung, cắm chốt càng sớm thì tâm bệnh càng nặng, một trẻ có cắm chốt hoặc thoái triển tới giai đoạn miệng thì bị xáo trộn nhiều hơn một trẻ bị cắm chốt hay thoái triển đến giai đoạn hậu môn.

Đăng nhận xét

 
Copyright © 2016 Braintrust Sức mạnh cộng đồng