“Ý thức quyết định
hành động, tiềm thức quyết định phản ứng; và phản ứng quan trọng cũng như hành
động.” – E. Stanley Jones
Những lý thuyết về
tiềm thức khác nhau khá rõ rệt trong lĩnh vực tâm lý học, từ học thuyết của
Freud cho rằng nó – tiềm thức – là một nhà kho chứa đựng những khao khát không
chấp nhận được trên phương diện xã hội, những ký ức tổn thương, và những cảm
xúc đau đớn, cho đến quan điểm của tâm lý học nhận thức xem tiềm thức chỉ đơn
giản là một mớ những quá trình nhận thức mà chúng ta không biết đến, bản thân
nó không phải là một thực thể.
Sự thật là rất khó để
chứng minh bất cứ lý thuyết nào trong số những lý thuyết đó. Cũng như chúng ta
biết vũ trụ rộng lớn, chúng ta biết tiềm thức rất mạnh mẽ. Và cũng giống như
nghiên cứu của chúng ta về không gian, kiến thức về tiềm thức bị giới hạn bởi
những thiết bị khoa học chúng ta có để quan sát nó. Vì vậy, kết quả là chúng ta
theo những lý thuyết nào mà chúng ta thấy hữu dụng nhất. Với tôi, đó là hệ tư
tưởng Huna, NLP và Jung.
Đối với những người
không chuyên trong văn hoá Tây phương, tiềm thức bị xem là một kẻ địch, một sức
mạnh rình rập lởn vởn, chực sà xuống để phá hoại những khao khát có ý thức của
chúng ta. Nó trở thành “kẻ” bị hàm oan cho mỗi thất bại, mỗi sai phạm hay mỗi
phản ứng không mong muốn. Mới đây hơn, người ta đã nghĩ về tiềm thức như một
công cụ họ có thể dùng một cách có ý thức để đến được nơi họ muốn đến. Họ nhồi
vào tâm trí những khẳng định rồi sau đó tự hỏi tại sao những điều đó không xảy
ra như mong đợi.
Nhưng những quan điểm
Huna, NLP và Jung tôn trọng tiềm thức nhiều hơn. Những quan điểm này cho rằng
tiềm thức có những vai trò riêng và quan trọng, và những nhiệm vụ để thực hiện.
Những quan điểm đó cũng cho rằng tiềm thức có sự khôn ngoan của riêng nó và cần
được tôn trọng, cũng như nhấn mạnh việc “hợp tác”với tiềm thức, hơn là cố “doạ
nạt” để nó khuất phục hay phớt lờ nó.
Các bạn không cần bằng
tiến sĩ tâm lý học để “hợp tác” với tiềm thức của mình, nhưng các bạn cần hiểu
một số điều cơ bản. Sau đây là một số khía cạnh của tiềm thức và cách mà chúng
có thể được áp dụng với các bạn.
Tiềm thức
Bảo tồn cơ thể
Một trong những mục
tiêu chính của nó là sự sống còn của cơ thể lý tính của bạn. Nó sẽ đấu tranh
chống lại bất kể thứ gì có vẻ là hiểm hoạ đối với sự sống còn. Vì thế nếu bạn
muốn việc từ bỏ một hành vi được dễ dàng hơn, hãy cho tiềm thức của bạn thấy rằng
hành vi đó có hại đối với cơ thể.
Điều khiển cơ thể
Tiềm thức đảm nhiệm
tất cả các chức năng thể lý cơ bản của bạn (thở, nhịp tim, hệ miễn dịch, v.v.).
Tư tưởng Huna cho rằng tiềm thức nắm giữ sơ đồ thiết kế của cơ thể bạn và sức
khoẻ hoàn hảo của bạn. Thay vì bảo với tiềm thức sức khoẻ hoàn hảo là như thế
nào, hãy cố gắng lắng nghe và “hỏi” xem nó biết gì về sức khoẻ hoàn hảo và bạn
cần gi để có được điều đó.
Giống như một đứa trẻ
7 tuổi
Giống như một đứa trẻ,
tiềm thức thích phục vụ, cần có hướng dẫn rõ ràng, và nghe theo hướng dẫn của
bạn rất sát nghĩa đen. Vì vậy nếu bạn nói “Công việc này đúng cơn nhức cổ (pain
in the neck – ý chỉ công việc khó khăn, bức bối)”, tiềm thức của bạn sẽ tìm
cách để đảm bảo rằng bạn nhức cổ thực sự khi làm việc! Tiềm thức cũng rất “đạo
đức” theo cách mà một đứa trẻ đạo đức, có nghĩa là dựa trên những chuẩn mực đạo
đức được dạy và được chấp nhận bởi cha mẹ bạn và những người xung quanh. Vì thế
nếu bạn được dạy dỗ rằng “tình dục thật ghê tởm” tiềm thức của bạn sẽ phản ứng
với lời dạy đó thậm chí ngay cả khi ý thức của bạn đã loại bỏ điều đó.
Giao tiếp thông qua
cảm xúc và hình tượng
Để thu hút sự chú ý
của bạn, tiềm thức sử dụng cảm xúc. Ví dụ như, nếu bạn tự nhiên cảm thấy sợ
hãi, tiềm thức của bạn đã phát hiện, có thể đúng nhưng cũng có thể sai, rằng sự
sống còn của bạn đang bị đe doạ.
Lưu giữ và tổ chức trí
nhớ/ký ức
Tiềm thức quyết định
nơi nào và cách nào mà các ký ức của bạn được lưu giữ. Nó có thể giấu đi một số
ký ức nào đó (nhưng ký ức về những tổn thương) chứa đựng cảm xúc tiêu cực mạnh
mẽ cho tới khi bạn đủ chín chắn để xử lý chúng một cách có ý thức. Khi tiềm
thức cảm nhận rằng bạn đã sẵn sàng (bất kể bạn có nghĩ, một cách có ý thức, là
bạn đã sẵn sàng hay chưa), nó sẽ gợi lại chúng để bạn có thể đáp lại những ký
ức đó.
Không xử lý thể phủ
định
Tiềm thức tiếp thu
hình ảnh hơn là từ ngữ. Vì thế nếu bạn nói “Tôi không muốn trì hoãn công việc”
tiềm thức sẽ tạo ra một bức tranh trong đó bạn đang trì hoãn công việc. Để đổi
bức tranh đó từ trạng thái tiêu cực (bức tranh bạn đang trì hoãn) sang trạng
thái tích cực (bạn không trì hoãn) cần thêm một bước nữa. Vì thế, tốt hơn là
hãy bảo với tiềm thức của mình rằng “Hãy bắt tay vào việc!”
Tạo nên các liên kết
và học nhanh hơn
Để bảo vệ bạn, tiềm
thức luôn ở trạng thái cảnh giác cao độ và luôn làm việc, và cố rút ra những
bài học từ mỗi trải nghiệm. Ví dụ như, nếu bạn trải qua một điều gì tồi tệ ở
trường, tiềm thức của bạn có thể sẽ chọn tống tất cả các trải nghiệm học tập
của bạn vào mục “chuyện này sẽ không vui vẻ gì”. Nó sẽ cảnh báo bạn bằng các
hình thức như đổ mồ hôi tay và sự căng thẳng lo lắng bất kể khi nào bạn thử/học
một cái gì đó mới mẻ. Nhưng nếu bạn giỏi thể thao, tiềm thức của bạn sẽ nhớ
rằng “thể thao đồng nghĩa với thành công” và bạn sẽ cảm thấy tích cực và tràn
trề năng lượng khi có liên quan đến những hoạt động thể chất.
Xem thêm:
Xem thêm:
Đăng nhận xét