Với
Plato, thế giới
sự vật cảm tính – Nhà
Phật gọi “pháp hữu vi” –
chỉ là những hình ảnh lý tưởng của nguyên mẫu Ý niệm in lên vật chất, còn Nhà Phật giải thích nguyên
nhân do con người vô minh mà
nó biểu hiện ra… Tất cả là nhiễu loạn, rất nhiễu loạn. Khắc phục tính chất
nhiễu loạn này trở thành mối quan tâm đầu tiên của con người để ta có thể biết
được điều gì đúng mà sống sao cho đúng với bổn phận làm người. Leonardo đề xuất
chủ trương cần phải xây dựng một khoa học phê bình nghệ thuật!
Trong
một ẩn dụ hang động nổi tiếng, Plato với thủ pháp ngoại suy đã ví con người
ngắm nhìn thế giới như những tù nhân bị xích chặt vào một vách thấp trong một
cái hang. Và cái mà con người nhìn thấy chỉ
là cái bóng của chính mình cùng những hình ảnh nhập nhòa méo mó của đoàn người
tự do nào đó cùng các hành động sinh sống của họ hắt lên vách hang bởi đống lửa
phía sau lưng lũ người Promethe kia! Cơ quan tri giác của chúng ta không còn
cách nào hơn, vì mỗi lần ta cố nhoài người ra sau là mỗi lần chiếc nêm Hephaestus lại thít ta vào những hình ảnh chập
chờn ta thấy kia là thực. Cogito, ergo sum
đã cố kéo con người ra khỏi những ám ảnh bởi chủ nghĩa giáo điều đồng thời với
việc phê phán niềm tin ngây thơ vào các dữ kiện trực tiếp, thì lại vẫn còn
“dùng dằng”: về phương diện luân lý, đôi khi cũng nên tuân theo những ý nghĩ mà
ta biết là không chắc chắn (?!). Nhưng thôi, cũng không hẳn là tiêu cực hoàn
toàn khi René Descartes lại căn dặn kỹ càng: đó là về phương diện luân lý còn
như nếu là đi tìm kiếm chân lý thì phải làm ngược lại (!)
Thế giới Ý niệm của Plato tồn tại dưới
4 dạng
1) Ý niệm tối cao được nhận thức bởi tri giác trí tuệ;
2) Đối tượng của
nhận thức toán học;
3) Các sự vật cảm tính – đối tượng của những kiến giải
(Kant gọi là thế giới hiện tượng);
4) Những hình ảnh thể hiện các sự vật cảm
tính do con người tạo ra từ những vật tự nhiên (chẳng hạn những chiếc bình
gốm).
Cái
được tạo ra mà đỉnh cao là nghệ thuật. Plato, rồi đến Aristotle, coi nghệ thuật
như là sự bắt chước (mimésis): bắt chước con nhện mà con người đan được lưới,
dệt được vải; bắt chước con yến mà con người làm được nhà; bắt chước sơn ca con
người biết hát ca, con thiên nga và họa mi mà con người biết múa… Thần thoại Hy
Lạp quy hết vào vai trò của Promethe – một biểu tượng tự do sáng tạo của con
người mà Marx rất yêu thích.
Thế giới các sự vật cảm biết thường biến, luôn sinh ra và mất đi, nên không chân thực và vì thế
mà con người không thể kiểm soát, trừ nghệ thuật do nó sớm có lý luận phê bình.
Thế giới này chỉ là sự bắt chước, mô phỏng, với Plato là những bản sao chỉ luôn
hướng tới chứ không thể đồng nhất được với mô thức (bản chính): ý niệm cái thiện phổ biến có trật tự là bản chất đích
thực của thế giới trần tục tinh khiết; con số là một dạng bản chất độc lập, là
trung gian giữa ý niệm và các sự vật mà thông qua các quan hệ tỷ lệ toán học, ý
niệm sẽ in hình
của nó lên vật chất, như ấn chiếc nhẫn lên cục sáp, tạo nên thế giới các sự vật cảm tính… Cho nên tồn tại không phải là cái gì
đó duy nhất mà là tổng thể của nhiều yếu tố.
Con
người ngắm nhìn thế giới mà cứ vội tưởng là đã nắm bắt được thế giới. Nó “vô
minh” là chỗ này: thế giới thường biến mà lại khư khư những “mê kiến” nên mới
dẫn đến “mẹ hát con khen hay” (?!). Cái mà con người tưởng là thấy thì thực ra
chỉ là những chiếc bóng in lên vách hang động của “đoàn người ngựa” kéo qua cửa
hang được ánh sáng dọi vào. Đáng lẽ phải tìm đến ngọn nguồn của thế giới: Ý
niệm, thì người ta lại có vẻ bằng lòng với những hình bóng hời hợt, phù du.
Nếu
ta nhìn vào sự vật chỉ bằng… một con mắt, thì tất cả chúng ta sẽ cảm được như
nhau hai chiều vectơ của không gian. Tuy nhiên, nếu biết nhờ đến sự tiếp sức
của “con mắt còn lại” (chữ của Trịnh Công Sơn) não ta sẽ được cung cấp thông
tin từ một góc nhìn khác. Các thông tin từ hai góc nhìn này sẽ chồng lấn lên
nhau để tạo ra ở phần vỏ não thị giác một chiều rất sâu, mà một tay vỗ không kêu được là như vậy đấy!
Trong
bức tranh “Quầy rượu ở Rạp Folies-Bergère” (1882), theo diễn giải của Leonard
Shlain (**), Édouard Manet đã báo hiệu cho một sự xuất hiện hiện tượng vốn bị
ngộ nhận trước một phần tư thế kỷ được thuyết tương đối hẹp “sửa sai”, thậm chí
trước phát minh của Niels Bohr cả gần ½ thế kỷ (!).
Quầy rượu ở Rạp Folies-Bergère
– Tranh Manet
Chúng
ta sẽ nhìn thấy một cô phục vụ trẻ. Đẹp! Với khuôn mặt không hề biểu lộ một
chút cảm xúc gì trước một tấm gương rất lớn phản chiếu lại cái thế giới đang ồn
ào ở rạp Folies-Bergère. Một không gian sâu và hình như là rất sâu như một
khung cửa sổ mở ra của vũ trụ đang giãn ra rất xa… Phản ánh trong đó là một đám
đông, có lẽ là rất đông, đông lắm…, đông đến mức các hình ảnh cứ nhạt nhòa và
càng nhạt nhòa theo khoảng cách hút xa… Bức tranh thông báo chẳng có giới hạn
nào phía sau của cái rạp Folines… Một “đường chân trời” bao gồm các hình người
lẫn lộn trong một không gian lờ mờ đến mơ hồ bất tận, gây nên một cảm giác
choáng ngợp… Một chùm đèn, và rồi những đốm sáng nhấp nhánh cùng các khối cầu
trắng sáng đủ kích cỡ dường như là bóng đèn lấp lánh vì lơ lửng như chẳng được
treo móc vào đâu giống như điều con người thường thấy vào ban đêm khi ngước lên
bầu trời quang đãng…
Một
ảo giác tăng lên đến đột ngột tựa hồ như Manet kéo ngược tấm thảm dưới chân
người quan sát với một tốc độ chóng mặt. Hình như người quan sát không đứng ở
đâu, kể cả trước quầy rượu. Khoảng trống cả phía trên và dưới “bức tranh” khiến
cho cái biển người được phản chiếu cũng lửng lơ như đôi chân được cắt rời từ
một nữ diễn viên nhào lộn đang đong đưa ở góc trên bên trái của bức tranh
làm cho tất cả những gì trong tranh đều không trọng lượng. Phía sau cô gái phục
vụ trong quầy là cả một vũ trụ mênh mông.
Một
nghệ thuật phối cảnh khó mà tưởng tượng… nếu không được hỗ trợ của Plato về một
nghệ thuật nhất thiết phải bao gồm thời gian chuyển động, bên cạnh không gian
bất động: giữa tưởng tượng và thực tại chỉ tồn tại một sự khác biệt không đáng
có, cái gì mà con người ta tưởng tượng ra một cách hợp lý, thì sớm muộn gì cũng
trở nên có thể. Năm 1971, khoa học về các thiên thể khám phá ra một lỗ đen thực
sự sau khi đã tưởng tượng ra
nó. Hiện thực sở dĩ khác nhau vì chúng giống nhau đến nỗi Leonardo ngoại suy từ
sóng nước: sóng âm cũng “như một hòn đá ném xuống nước trở thành tâm điểm của
vô số vòng tròn, âm thanh cũng lan tỏa thành các vòng tròn như vậy trong không
khí”.
Manet
bằng việc xoay đảo điểm tụ và thách thức tính thẳng đứng của các đường vuông
góc bằng việc uốn cong đường chân trời trước khi vật lý học giải thích được
khái niệm “không-thời gian cong” năm mươi năm, đã làm cho người xem tranh thật
sự bối rối. Rất ngạo mạn, Manet trình bày đường vuông góc thẳng đứng thành vặn
vẹo và một đường chân trời cong cớn, có vẻ hơi chảnh qua
tấm lưng của cô phục vụ được phản chiếu chệch về bên phải như đang nói chuyện
với một người bạn hàng nào đó rất quen (!). Nếu chọn góc quan sát chệch một
chút, từ bên phải, thì cô gái như cố thu hút sự “lả lơi” của ông khách, điều
vẫn thường thấy trong các tửu quán: còn cô bán rượu anh còn say sưa… Trong khi đó, rõ ràng là tại cảnh
chính phía trước cô gái hoàn toàn biểu hiện một tư thế đoan trang của phẩm hạnh
không thể xem thường… Thế nhưng chúng ta lại hoàn toàn không thể thấy được một
cách thật sự hình ảnh cô gái như một pho tượng Venus nếu như ông khách, lão bạn hàng đáng ghét kia đứng chắn trước mặt cô, khiến ta
không nỡ dằn lòng mà không lỗ mãng một chút khuỷu tay hích nhẹ cùng một
thông điệp với gã: hãy biến đi! “Tôi không muốn nhìn thấy ông, ông bạn !” Vậy
là từ góc nhìn này ta không khó chịu bởi vị khách của cô gái kia… không có,
nhưng khi thay đổi cái góc nhìn khác ghen tuông sẽ thật sự phẫn nộ khi gã “nát
rượu” kia đứng chắn trước mặt cô gái thì ít còn làm mù mắt ta trước nhan sắc
thì nhiều.
Đúng
là ông khách nghịch ngợm và tinh quái. Cái tinh quái của giới đàn ông, mê…
rượu, khiến Manet đã phải cầm cọ từ hai góc nhìn khác nhau. Mỗi quang cảnh
không hề chứa thông tin ở quang cảnh còn lại kia. Hình như Manet muốn xây dựng
nên khái niệm về một hiện thực được nhìn thấy từ hai điểm tách biệt trong không
gian và thời gian được hình dung thành những thời điểm cách biệt. Tư tưởng nghệ
thuật sâu xa như tiên lượng cho Einstein và Bohr về Huygens (1678): sự cần
thiết phải kết hợp hai mặt đối lập của thực tại để tiến tới sự hiểu biết đúng
đắn về nó.
———————————
(**) Leonard Shlain, Nghệ thuật và vật lý, Nxb
Tri thức, 2010
Đối lập với hội họa Phương Tây, hội họa Phương
Đông truyền thống coi không gian là trống không, tức rỗng: hình là rỗng, rỗng là hình(1) (Kinh
Bát Nhã…).
“Pháp gốc như không
pháp,
Chẳng có cũng chẳng
không.
Nếu người biết pháp ấy,
Chúng sanh cùng Phật
đồng.”(2)
Trong các kinh của Nhà
Phật (và của Lão gia nữa) năng lực của trống không là
sinh nở, một tên gọi khác của trời – tự nhiên, thuật ngữ khoa học gọi là sinh
trưởng, đó là cái không vô hình đã hóa sinh
ra tất cả những gì mà chúng ta gọi là vật chất.
“Triết học về những ý
tưởng” Plato đã làm cho Leonardo bận tâm tới những hình ảnh phi vật thể. Cái
“hình ảnh phi vật thể” đã thúc ông bước ra khỏi cái tượng trưng để gần hơn với
trừu tượng. Tranh phong cảnh là điều không ai nghĩ tới của nghệ thuật Tây
Phương cổ đại, mặc dầu lúc bấy giờ người nghệ sĩ đã được soi rọi bởi ý tưởng
Plato và hình học Euclid.
Có lúc nào ta nhìn vào
một bức tường nhem nhuốc do ẩm mốc, những bức tường thường thấy nơi nhà quê lam
lũ nên bất chấp cả “vệ sinh”? Nếu khó khăn quá thì hãy ngước nên bầu trời, nơi
tượng trưng cho đạo đức trong sáng! Và để dễ “kiểm soát” thì hãy tạo cho nó một
cái nền, khi đó, ta sẽ ngỡ ngàng trước một bức tranh “ngang ngửa” với tranh sơn
thủy của các cố họa sĩ Trung Hoa cổ kính. Nếu trí tưởng tượng phong phú ta có
thể hình dung ra một cảnh trí niết bàn: núi non, hoa cỏ, cây, cá, đền đài, lâu
đài, biệt thự, khách sạn, nhà hàng, với những khuôn mặt gầy héo vì hi vọng,
những khuôn mặt thừa mứa vì dưỡng chất, trang phục như văn công, ngựa xe như lễ
hội đầu xuân… Ôi chao, cái gì mà không có! Tất cả…, nếu được tinh giản thành
những hình thức cực kỳ hoàn chỉnh và thích hợp, ta lại cũng có thể nghe có
tiếng sáo, tiếng chuông…, với những âm điệu du dương hay não nề than vãn…
Thì ra cả vũ trụ cũng
chỉ tương đương như một hạt cát! Triết lý Đạo học coi một là tất cả, tất cả là
một. Dịch biến là quá trình vốn có của hiện thực, biện chứng pháp là phép thuận
theo hiện thực. Hiện thực là bản thân như thế, vốn dĩ như thế, “tự nhiên nhi
thiên”. Không ai, trừ Procruste (nhưng trong truyền thuyết Hy Lạp, hắn là một
tướng cướp), có quyền quy tự nhiên phải thế này, phải thế khác: chân vịt thì
ngắn, nhưng nối chân cho vịt vịt sẽ buồn; chân hạc thì dài, nhưng cắt bớt cho
hạc thì hạc sẽ lo, tính dài không phải là để cắt bớt, tính ngắn không phải là
để nối thêm, cho nên, “Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp
tự nhiên” (Lão tử). “Thiên tại nội, nhân tại ngoại, đức tại hồ thiên”(3)(Trang tử). Đạo đức cao thượng là thuận theo tự nhiên vì không
thể không thuận, cố tình cưỡng lại tự nhiên cũng như chặt chân hạc, nối chân
vịt, đó cũng là đức nhưng mà là đức vô đạo.
Vấn đề phải sao cho đức
hợp làm một với đạo: “Nhân pháp tự nhiên”.
Suốt gần 20 năm lắng
nghe Plato, Aristotle đã trở thành người sinh viên giỏi tranh biện nhất với
thầy mình, khiến thầy phải thốt lên: với Aristotle cái roi chưa đủ, mà còn phải
cả với cái đinh thúc ngựa mới có thể chế ngự được “cậu học trò” này. Aristotle
đã bất đồng với rất nhiều ý tưởng của Plato. Trong cuốn Siêu hình học, ông đã phê phán “thế giới ý niệm” của
Plato. Rằng, những mô thức và những cái đặc thù không hề tồn tại tách biệt
nhau. Những mô thức được hiện thân trong những cái đặc thù như là tiềm năng
thể. Để dễ hình dung, mà hình dung là tạo ra một hình ảnh, thì tôi (tác giả)
xin nói thế này: mỗi quả trứng gà đều mang trong bản thân nó cái mô thức của con gà tiềm năng. Một người nếu chú ý quan
sát một cách không phiên phiến những cái đặc thù trong tự nhiên đều có thể rút
ra ý tưởng là những kết luận về cách thế giới vận hành và những động cơ điều
khiển nó, bằng phép quy nạp. Quan niệm về đạo đức của Aristotle cũng không
giống như thầy: đạo đức không phải là một loại tri thức đặc biệt như toán học
mà chỉ một số ít người có thể đạt tới. Nó là một thái độ của tâm trí và là một
cách hành xử thực hành mà bất cứ ai cũng có thể đạt tới nếu được học hỏi và có
kinh nghiệm đầy đủ. Triết học Aristotle tuy rất khác với thầy mình, song ông
thừa nhận ấy là nhờ vào việc Plato đã đặt ra được hệ thống những câu hỏi rất có
khả năng phát sinh.
Một thời kỳ rất dài và
cũng rất lâu, người ta tôn vinh Aristotle về công trình khoa học phê phán Plato
như là phê phán một học thuyết duy tâm phản động. Sự phê phán ấy có lợi cho chủ
nghĩa duy vật vì nó phá hoại không thương tiếc cơ sở của chủ nghĩa duy tâm, để
trên cái đống hoang tàn đổ nát về cơ sở thế giới quan của ý thức hệ tôn giáo và
thần học, nó dựng nên một lâu đài tráng lệ bằng thao tác ngược suy (?!). Thực
ra, công lao lịch sử của Aristotle, nếu không phải là một sự biểu hiện sự đột hiện phản ánh sự tiến hóa không hẳn chỉ
theo sự rẽ nhánh của sinh vật, thì đó chỉ có thể là một dự đoán theo xác suất.
Nhưng đột hiện thì lại không thể đoán trước và như vậy,
không thể coi như thế là cách mạng. Việc phê phán một học thuyết là thiếu khoa
học không đem lại cho học thuyết phê phán tính chất mới mẻ hơn, mà phê phán một
đối tượng nào đó là thiếu căn cứ chỉ vì đơn giản là nó muốn tỏ ra chỉ có nó mới
là khoa học, thì lại không phải là động cơ của Aristotle.
Sự phủ định đối với cái
cũ là có được cái mới chỉ là một trò chơi chữ, Karl Marx nói như vậy. Aristotle
đã tủm tỉm khẽ hích vào sườn Descartes: tôi không phải là không biết điều ấy.
Thực tế, “chủ nghĩa xã hội hiện thực” đã là phép nghịch luận Goodman từ chủ
nghĩa tư bản, và từ mệnh đề B suy ra, sau thời gian t, mà về thực chất, thì logic Aristotle coi đó đơn
thuần chỉ như là phép phân đôi khái niệm mà thôi! Nếu chỉ bác bỏ ý tưởng về
trọng lực, Marx đùa, vẫn chưa đủ để khỏi chết đuối, còn phải học bơi nữa (Hệ tư tưởng Đức, lời tựa)! Sự lật ngược thật sự
đối với chủ nghĩa ý tưởng sao không thấy kết quả là chuyển
sang chủ nghĩa hiện thực ở Aristotle. Nếu có…, chắc chắn là Marx đã rút khỏi Luận cương về Feuerbach cái luận đề thứ 11 rồi!
Kết quả của sự phủ định
mệnh đề A người ta sẽ thu được mệnh đề không A, trong tiến
hóa có thể coi như một sự rẽ nhánh. Có bao nhiêu loài đã tiêu vong bởi sự
nhường chỗ cho các loài khác tiến hóa lên. Như vậy từ A chuyển thànhkhông A khiến không A bao hàm cả tiến bộ lẫn thoái bộ. Khắc phục
điều này phép phủ định của phủ định đòi hỏi phải qua hai lần phủ định thì thực
thể mới hoàn thành được một chu kỳ phát triển. Sự vật cuối chu kỳ, khi đó mới
có được sự tiến bộ thực sự hơn sự vật ban đầu. Đó là lý do để Engels phân tích
xã hội cộng sản nguyên thủy mà viết nên “Nguồn gốc của gia đình, của
chế độ tư hữu và của nhà nước” để sửa soạn cho chủ nghĩa xã hội
khoa học. Bản thân lần phủ định trực tiếp (thứ nhất) chỉ đưa lại mặt phản diện.
Sự phản diện lại cái phản diện mới đem lại cái chính diện. Mọi sự rào đón cái này là tiến bộ so với trước đó, không đem lại
cho mặt phản diện sự tiến bộ mặc dầu mặt phản diện này có thay hình đổi dạng
đến thế nào thì cũng chỉ đưa lại cho nó sự đánh bóng chứ không hơn, và nó càng
ngày càng xa hơn cái “pháp gốc”! Nhà Phật coi đó như sự lầm lạc trong thế giới
hiện tượng.
Sự diễn biến, đổi mới
của hệ thống tự nhiên bao gồm nhiều quá trình nối tiếp, trong đó biểu hiện sự
sản sinh đột nhiên của những chất mới ở điểm tới hạn. Theo logic của thuyết rẽ
nhánh thì tại các điểm tới hạn, cơ hội hình thành các trạng thái (cả thế này
lẫn thế kia) là như nhau mà trạng thái đột nhiên xuất hiện chỉ là một trong
những khả năng của thời điểm tới hạn ấy. Cho nên tính không thể quả quyết, tức
nhất thiết của sự đột hiện là do tính tùy ý ngầm bên trong hệ thống phi tuyến
tính quy định.
Ai thuận với động lực
học – khoa học về sự diễn biến của hệ thống, tất phải thuận theo các quy luật
thay đổi theo thời gian của trạng thái hệ thống. Khi các quy luật này được miêu
tả bằng các phương trình vi phân, phương trình vi phân riêng phần, phương trình
sai phân… và giải bằng phương pháp thay thế dần, thì phải coi trạng thái của hệ
thống ở thời điểm sau là do trạng thái ở thời điểm trước quyết định. Quan hệ
gữa hai trạng thái được xác định bởi phương trình chuyển động. Đối với hệ thống
phi tuyến xác định, thì dù không có những nhân tố bên ngoài tác
động, dù không có nhiễu loạn bởi hiện tượng đám đông, và kể cả điều kiện ban
đầu là xác định thì bản thân hệ thống phi tuyến vẫn sản sinh tính tùy ý. Tính chất bất toàn của hệ thống khiến nó tự
thân mang sẵn một sự khiếm khuyết khiến nó phải tìm kiếm lẫn nhau để tạo nên sự
tương liên(4). Không như thế không thể hiểu được định luật
“biến dị và di truyền” dưới áp lực của chọn lọc tự nhiên trong sinh học.
Năm 1859 (xuất bản Nguồn gốc các loài) Charles Dawin khi cho rằng, quá
trình tiến hóa là do mối tương tác giữa thách thức của môi trường và sự thích
nghi của cơ thể đối với nó, thì cũng đột ngột dừng lại tại đó. Nhưng điều gì
khiến cho một loài thú có vú đã cố gắng “leo” lên được đến đó rồi thì lại tụt
xuống đại dương mà kiếm ăn để trở thành biểu tượng sinh động của “lối bóc lột
tư bản”? Chắc là Darwin sẽ ngạc nhiên lắm khi nghe nói cơ chế để các hình thái
sống phản ứng với thay đổi là sự đột biến ngẫu nhiên xảy ra tại mỗi nguyên tử
AND trong tinh trùng hoặc trứng. Những đột biến ấy lại là kết quả bắn phá cấu
trúc nguyên tử AND từ các tia vũ trụ. Nhọc nhằn vượt qua hàng tỷ năm ánh sáng,
một mệnh lệnh phát ra từ các ngôi sao đã tìm thấy một đoạn gen, làm biến đổi nó, và làm thế, nó đưa lại một thông
điệp cho tương lai không thay đổi là chết, ít ra thì cũng là đối với tất cả các
hình thái sống. Hóa ra, chúng ta và cả những gì nữa…, cùng với những ngôi sao
xa xôi kia lại cũng nằm trong cùng hệ thống. “Đèn nhà ai nhà nấy rạng” mới thật
thua thiệt xiết bao!
Theo nguyên lý tự thân,
mà tự nhiên thì còn nguyên lý nào nữa (?!): tự nhiên là
sản sinh. Tính tùy ý sản sinh từ trong tính xác định. Tính xác định
tự quy định tính không xác định. “Cái tất nhiên là do tính ngẫu nhiên thuần túy
cấu thành, còn cái gọi là ngẫu nhiên lại là một hình thức có ẩn giấu tính tất
nhiên ở bên trong” (Engels). Sự xuất hiện các nhân vật xuất sắc trong lịch sử
là tất nhiên vì do nhu cầu xã hội, còn nhân vật ấy là ai lại là ngẫu nhiên vì
nó không trực tiếp phụ thuộc vào tiến trình chung của lịch sử (5). Lịch sử thế giới đương đại vừa ghi nhận, khi ông
Kim Jong Il gạt bỏ ngôi kế vị xác định từ người con trai trưởng, thì “anh” Kim
Jong Un, thay vì ôm cái “bình sữa”, đã nghiễm nhiên ngồi chờ “bấm nút” từ chiếc va ly vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn!
Hệ thống phi tuyến phụ
thuộc rất lớn vào và rất nhạy cảm với điều kiện ban đầu. Điều kiện ban đầu chỉ
khác một li mà nghiệm sau này có tính sai biệt cả hàng dặm. Không như thế sao gọi là tự nhiên được. Khó
mà có thể bảo vệ được quan niệm về cái trước dù có thế nào thì sau vẫn cứ là
như thế, và vì thế, khó mà có thể dự đoán trước đối với hành vi sau một thời
gian dài của hệ thống, trừ nghệ thuật bonsai đối với
người làm vườn.
Theo lý thuyết xác suất,
thì sự xuất hiện mặt sấp hay ngửa của một đồng tiền kim loại khi được gieo là
50/50. Cho nên khả năng xuất hiện của mỗi mặt của đồng tiền cũng chỉ 50/50, đó
là tính xác định của hệ thống và là chỗ tồn tại của quy luật động lực, nhưng
quy luật động lực lại không có ý nghĩa gì khi cần xác định sự xuất hiện của một
mặt đồng kim loại kia trong mỗi lần gieo, trừ các nhà phù thủy… Như thế, tính
xác định của hệ thống phi tuyến là có khả năng mô tả, nhưng mô tả chẳng để làm
gì, trừ khi nó rơi vào tay các vị… thầy mo!
Mức độ phi tuyến khi tới
hạn thì hệ thống sẽ đi vào hỗn độn thông qua sự rẽ nhánh với chu kỳ bội. Không
như thế thì nếu như chưa phải là chấm dứt, thì đó là đang teo tóp,
nói thẳng ra là chết dần, một cái chết được báo trước bởi quy luật động lực. Người thấm nhuần tinh thần luận lý và tinh thần
khoa học thực nghiệm cứ quả quyết: muốn là được. Thế
nhưng, thực tế lại cho thấy một sự không đâu có
thể làm xoay chuyển lịch sử của cả một dân tộc hay lịch sử của một đời người!
Sử gia Herodote có đoạn kể: đội quân Assur trong thế “tiếng sét không kịp bịt
tai”, nhưng chỉ còn mỗi cách đào tẩu trước quân Ai Cập vì, chỉ trong một đêm
trước sáng ngày sẽ làm cỏ đô thị Ai Cập, tất cả dây cung của đội quân này đã
trở thành món khoái khẩu của một bầy chuột khủng!
Khi Caesar trông thấy,
trong những dũng tướng vung dao về phía mình có Brutus, người rất có thể là con
ông, bởi ông từng là tình nhân của mẹ Brutus. Là một người rất công bằng, song
ông không bao giờ không để mắt tới và ra sức bênh vực Brutus vì vợ của Caesar
không hề biết đẻ. Caesar đau đớn: “Brutus, ngươi cũng ở trong bọn này ư? Thế
thì, hãy ngã xuống thôi, Caesar” (Shakespeare, kịch Julius Caesar).
———————–
(1) Thích Thanh Từ, Sắc là
không, không tức sắc/ Không là sắc, sắc tức không. Thiền Sư Việt Nam,.
Nxb Tp HCM, 1999, 135.
(2) Thích Thanh Từ, Thiền Sư Việt Nam, Nxb Tp HCM, 1999, 123.
(3) Tự nhiên là căn bản bên trong, nhân tạo là thứ lộ ra bên ngoài,
đạo đức cao thượng là thuận theo tự nhiên.
(4) x. Nguyễn Đình Cửu, Tìm hiểu triết học tự nhiên, Nxb Hà Nội, 2006,
Chương IV, tiết 1,2,3.
(5)x. Bộ GD&ĐT, Giáo trình triết học Mác-Lênin, Nxb Chính trị Quốc
gia, 2006, 210.
Nguyễn Thanh Hải
Nếu
ta nhìn vào sự vật chỉ bằng… một con mắt, thì tất cả chúng ta sẽ cảm được như
nhau hai chiều vectơ của không gian. Tuy nhiên, nếu biết nhờ đến sự tiếp sức
của “con mắt còn lại” (chữ của Trịnh Công Sơn) não ta sẽ được cung cấp thông
tin từ một góc nhìn khác. Các thông tin từ hai góc nhìn này sẽ chồng lấn lên
nhau để tạo ra ở phần vỏ não thị giác một chiều rất sâu, mà một tay vỗ không kêu được là như vậy đấy!
(3) Tự nhiên là căn bản bên trong, nhân tạo là thứ lộ ra bên ngoài,
đạo đức cao thượng là thuận theo tự nhiên.
Đăng nhận xét