Phần lớn phụ huynh thỉnh thoảng nói những điều gì đó xúc phạm
đến con. Nhưng việc này không nhất thiết là bạo hành về ngôn ngữ. Chỉ khi phụ
huynh thường xuyên dùng ngôn từ để tấn công trẻ về mặt ngoại hình, trí thông
minh, năng lực hoặc những giá trị khác. Có 2 kiểu bạo hành về ngôn ngữ
- Kiểu tấn công trực tiếp, rõ ràng, làm giảm giá trị của trẻ.
Phụ huynh có thể nói rằng họ ước sao trẻ không bao giờ được sinh ra đời;
- Kiểu tấn công gián tiếp như trêu chọc, mỉa mai, xúc phạm ( gọi trẻ bằng những nickname nào đó ), hạ nhục tinh vi. Những kiểu Bố mẹ như vậy thường che giấu sự bạo hành đằng sau bề ngoài hài hước.
Những kỳ vọng không phù hợp rằng đứa con mình phải trở nên hoàn
hảo là một trong những yếu tố khiến bố mẹ có những bạo hành ngôn ngữ. Đó chính
là những phụ huynh theo chủ nghĩa hoàn hảo.
Ảo tưởng của bố mẹ theo chủ nghĩa hoàn hảo là nếu họ có thể làm
cho đứa con trở nên hoàn hảo thì họ sẽ có được một gia đình hoàn hảo.
Những trẻ có bố mẹ hoàn hảo khi lớn lên sẽ đi theo một trong hai
con đường, có thể nỗ lực không ngừng để giành được tình yêu và sự ủng hộ của bố
mẹ, hoặc sẽ chống đối, phát triển một nỗi sợ thành công. Đối với trẻ thì ngôi
nhà có thể không bao giờ đủ sạch sẽ. Trẻ có thể không bao giờ trải nghiệm được
cảm giác hài lòng khi hoàn thành công việc vì trẻ tự thuyết phục bản thân rằng
trẻ còn có thể làm tốt hơn.
Trẻ cảm thấy thực sự sợ hãi nếu như phạm một lỗi
lầm (dù là nhỏ nhất).
Trẻ có thể bị tổn thương bởi sự hạ nhục từ bạn bè, thầy cô giáo,
anh chị em hoặc từ những thành viên khác trong gia đình. Nhưng đối với trẻ thì
người làm chúng tổn thương nhất chính là bố mẹ. Bố mẹ là trung tâm của vũ trụ
đối với trẻ. Nếu như bố mẹ nghĩ xấu về chúng thì đối với trẻ điều đó phải là sự
thật. Nếu như mẹ luôn luôn nói “Con là đứa ngu ngốc” thì trẻ sẽ tin rằng mình
ngu ngốc. Nếu bố luôn luôn nói “ Mày là đứa vô tích sự “, trẻ sẽ tin rằng mình
là người như vậy. Khi đó, trẻ quá nhỏ để có thể nghi ngờ những điều bố mẹ nói.
Trẻ đã tiếp thu những lời phê bình đó, đưa nó vào trong vô thức
của mình.
Bố mẹ nào cũng có thể cảm thấy buộc phải đánh đập con vào một
thời điểm nào đó. Những cảm xúc như vậy đặc biệt trở nên mạnh mẽ khi trẻ không
ngừng khóc hoặc thách đố.
Thỉnh thoảng cảm xúc muốn đánh ít liên quan đến hành vi của trẻ,
mà từ chính những cảm xúc của phụ huynh như stress , lo âu, bất hạnh, mệt
mỏi... Phần lớn phụ huynh kiểm soát được sự thôi thúc muốn đánh.
Đặc điểm của phụ huynh bạo hành thân thể
– Họ thiếu sự kiểm soát những xung động của bản thân. Phụ huynh
bạo hành sẽ tấn công những đứa con bất cứ khi nào họ có những cảm xúc tiêu cực
mãnh liệt cần phải giải tỏa. Họ dường như ít nhận thức được những hậu quả của
những gì họ gây ra cho con. Đó gần như là một phản ứng tự động khi họ bị
stress.
– Bạo hành thường đến từ những gia đình có truyền thống bạo
hành. Phần lớn những hành vi đánh đập, bạo hành của họ là một sự lặp lại trực
tiếp từ những gì họ đã trải qua và học được từ thời trẻ. Họ đóng vai một kẻ bạo
hành. Bạo lực là công cụ duy nhất họ học được để sử dụng trong việc giải quyết
những vấn đề và cảm xúc ( đặc biệt là cảm xúc tức giận).
– Rất nhiều phụ huynh bạo hành khi bước vào tuổi trưởng thành
với những khiếm khuyết lớn về mặt cảm xúc và những nhu cầu chưa được đáp ứng.
Về mặt cảm xúc, họ vẫn chỉ là những đứa trẻ. Họ thường nhìn vào con của họ như
là người đại diện cho bố mẹ, để làm thỏa mãn những nhu cầu cảm xúc mà bố mẹ
thật sự của họ chưa bao giờ làm. Những phụ huynh bạo hành trở nên tức giận khi
đứa con của họ không thể đáp ứng những nhu cầu của họ. Rất nhiều những phụ
huynh bạo hành có vấn đề liên quan đến rượu và chất gây nghiện. Việc sử dụng
chất gây nghiên là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cho họ mất khả
năng kiểm soát tính xung động của mình.
Thực sự khó khăn cho trẻ để khôi phục lại những cảm xúc tin
tưởng và an toàn một khi nó đã bị giẫm đạp bởi bố mẹ.
Tất cả chúng ta phát triển những kỳ vọng về cách mà người khác
đối xử với mình dựa trên mối quan hệ của chúng ta với bố mẹ. Nếu mối quan hệ đó
mang tính tôn trọng cảm xúc, quyền lợi, nuôi dưỡng cảm xúc, chúng ta sẽ phát
triển những kỳ vọng người khác sẽ đối xử với chúng ta theo cách tương tự.
Trong một vài trường hợp, đứa trẻ bị bạo hành sẽ vô thức đồng
nhất hóa với bố mẹ bạo hành. Vì bố mẹ bạo hành trông thật quyền lực và không bị
tổn thương trong con mắt của trẻ. Trẻ sẽ tưởng tượng mình sở hữu những phẩm
tính đó và chúng sẽ có khả năng tự bảo vệ bản thân. Kết quả như một cơ chế
phòng vệ vô thức, trẻ phát triển những nét tính cách mà chúng rất căm ghét ở bố
mẹ bạo hành. Mặc cho những cam kết đối với bản thân sẽ trở nên khác biệt với bố
mẹ, dưới những tình huống gây stress, chúng có thể hành xử chính xác giống y
như bố mẹ bạo hành. Nhưng hiện tượng này không phổ biến lắm.
Những đứa trẻ của bố mẹ bạo hành có thể vượt qua những tổn thương
quá khứ như cơn giận đối với bố mẹ, những nỗi tức giận chưa được xử lý, những
nỗi sợ hãi quá mức, ghê tởm bản thân, mất khả năng tin tưởng vào người khác
hoặc cảm giác an toàn.
Đăng nhận xét