- Nhà tâm lý học Carl Jung tin rằng tính cách của người khác làm
bạn khó chịu chỉ đơn giản là hình ảnh phản chiếu của tính cách bản thân mà bạn
đang chối bỏ mà thôi. Freud gọi nó là “SỰ PHÓNG CHIẾU" (Projection). Ví
dụ, một người cảm thấy thiếu an toàn vì cân nặng của bản thân thường sẽ gọi
người khác là “Mập.” Một người cảm thấy bất an vì túi tiền sẽ phê phán cách
dùng tiền và kiếm tiền của người khác.
- Những người thường thấy bất an sẽ dễ phá
hủy mối quan hệ. Ta sẽ thường thấy trong những người này xuất
hiện triệu chứng nhân vật chính (tức là cảm thấy đời mình khó khăn, mình là
nhân vật chính và phải đương đầu nhiều khó khăn hơn, trong khi người khác là
nhân vật phụ, họ cũng phải hỗ trợ cho ta giải quyết khó khăn của đời mình). Mà
hơn nữa, một cách để bảo vệ mình khỏi bị tổn thương là làm tổn thương người
khác trước. Nên người nào không tin được ai thì người đó không đáng tin.
- CÀNG CỐ GẮNG GÂY ẤN TƯỢNG VỚI AI, HỌ CÀNG ÍT CÓ ẤN TƯỢNG VỚI
BẠN.
- Càng thất bại nhiều, càng có khả năng thành công. Cứ lấy bất
kỳ câu danh ngôn thành công của người nổi tiếng nào làm ví dụ. Bạn nghe nhiều
rồi. Edison đã thử 10 nghìn lần trước khi tạo được bóng đèn. Michael Jordan bị
đuổi khỏi đội bóng rổ trường trung học. Thành công đến từ sự tiến bộ, sự tiến
bộ đến từ thất bại. Không có đường tắt đâu.
- THỨ GÌ CÀNG ĐÁNG SỢ, THỨ ĐÓ CÀNG ĐÁNG LÀM. Dĩ nhiên là trừ
những thứ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính mạng. Ví dụ: bắt chuyện với
một người dễ thương, nói trước công chúng, nói điều ngược lại với cách nghĩ
thông thường, thành thực tuyệt đối với ai đó… Tất cả những thứ này bạn đều sợ,
và bạn sợ thường là vì đó là những thứ bạn nên làm.
- CÀNG HỌC NHIỀU, CÀNG THẤY MÌNH BIẾT ÍT. Đây là ý của Socrates.
Mỗi lần hiểu biết thêm điều gì, thì tư duy ta lại tạo ra nhiều câu hỏi hơn là
câu trả lời.
- CÀNG KẾT NỐI, CÀNG CÔ ĐƠN. Tuy ta càng ngày càng giao tiếp
thường xuyên, nhưng nhiều nhà khoa học khám phá ra rằng con người ngày càng cảm
thấy cô đơn và buồn khổ trong xã hội hiện đại mấy chục năm gần đây.
- CÀNG CÓ NHIỀU LỰA CHỌN, CÀNG KHÓ HÀI LÒNG. Đây gọi là nghịch
lí của sự lựa chọn. Người ta nghiên cứu thấy rằng, càng có nhiều lựa chọn, thì
ta càng ít hài lòng với mỗi lựa chọn. Lý do là khi có nhiều lựa chọn, ta có cảm
giác phải từ bỏ nhiều lựa chọn khác cũng hấp dẫn không kém, thế nên chọn cách
nào cũng không vui.
- CÀNG NGHĨ MÌNH ĐÚNG THÌ CÀNG KHÔNG BIẾT GÌ. Có một mối tương
quan trực tiếp giữa việc thoải mái đón nhận những luồng ý tưởng khác biệt và
mức độ hiểu biết. Bertrand Russell đã nói: “Thế giới này gặp vấn đề là vì mấy
thằng ngu thì cứ chắc chắn, còn những người thông minh lại hay nghi ngờ.”
Cuối cùng, THỨ DUY NHẤT KHÔNG THAY ĐỔI CHÍNH LÀ SỰ THAY ĐỔI!
Hãy nhìn sâu hơn để chân... lý lộ ra!
Đăng nhận xét