TIN MỚI

Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

Tâm lý học rất rộng lớn! Nó bao gồm bất kỳ lĩnh vực nghiên cứu nào có liên quan đến những quá trình tâm lý hoặc hành vi ở các loài! Những chủ đề được các nhà tâm lý nghiên cứu gồm nhiều loại khác nhau. Ví dụ, trẻ sơ sinh nhận diện các khuôn mặt như thế nào, chó học cách tránh né những hậu quả đáng ghét ra sao, làm sao những tình huống tưởng chừng nhỏ bé lại có thể gây ra những hậu quả to lớn về hành vi ở người trưởng thành, con người ghi nhớ các danh sách như thế nào, và còn nhiều nữa. Khi một ai đó nói anh ấy đang học “tâm lý học” thì bạn cần hỏi “Học lĩnh vực gì? Chủ đề gì?”

Các sinh viên năm nhất học tâm lý học thường nghĩ rằng tất cả các nhà tâm lý đều là những nhà tâm lý học ứng dụng (rằng tất cả các nhà tâm lý có nhiệm vụ giúp đỡ ai đó xử lý vấn đề) và tất cả các nhà tâm lý học ứng dụng đều là những nhà trị liệu. 

Không đúng! Các nhà tâm lý học ứng dụng có nhiều kiểu khác nhau. Một số nhà tâm lý học ứng dụng là các nhà trị liệu (như nhà tâm lý học lâm sàng, tham vấn sức khoẻ tinh thần, nhà tham vấn học đường) trong khi một số khác thì giúp các tổ chức tối ưu hoá các điều kiện làm việc (nhà tâm lý học công nghiệp/tổ chức) và những người khác làm việc trong ngành công nghiệp chăm sóc sức khoẻ để giúp đạt được những kết quả khoẻ mạnh có liên quan đến những cái chung của sức khoẻ thể chất và tinh thần (các nhà tâm lý học sức khoẻ) và nhiều nữa! Khi ai đó nói rằng anh ấy muốn “làm việc trong lĩnh vực tâm lý học”, thì anh ta cần nhận ra có rất nhiều con đường nghề nghiệp khác nhau!

Trong một chương trình dạy tâm lý học theo tiêu chuẩn, tính chất chung của con người là mặc nhiên. Ví dụ, khi bạn học về trí nhớ dài hạn, bạn đang học về cách thức trí nhớ con người làm việc, ở mọi người nói chung. Khi bạn học về các giai đoạn phát triển nhận thức đầu đời của Piaget – bạn đang học về sự phát triển của con người. Khi bạn học về cách chúng ta xử lý cảm xúc (e.g., Ekman & Friesen, 1968), tức là bạn đang học về một khía cạnh cơ bản của tâm lý con người là đúng trên toàn cầu. Hầu như tâm lý học, ngầm hoặc công khai (xem Geher, 2014) tập trung vào những thứ mà tất cả chúng ta đều chia sẻ khi nói đến tâm trí và hành vi.

Tâm lý học cho ta thấy, văn hoá ảnh hưởng đến hành vi con người rất lớn. Con người cực kì nhạy cảm với môi trường sống. Nền văn hoá, có thể được xem như một bộ phận thuộc môi trường bao quanh một nhóm người tại một thời điểm nhất định (bao gồm ngôn ngữ, tôn giáo, nghệ thuật, triết học và còn nhiều nữa), là kiểu yếu tố thuộc môi trường có ảnh hưởng sâu sắc đến cách con người nhìn nhận về thế giới và cách họ hành động. Văn hoá ảnh hưởng đến nhiều hiện tượng tâm lý khác nhau ví dụ như những phản ứng cảm xúc, các quá trình nhận thức, hành vi trong mối quan hệ thân thiết, và nhiều nữa. Dù mọi người đều giống nhau y hệt, thì ở một mức độ nào đó, những nhóm người trên khắp thế giới có những cách độc đáo duy nhất của riêng họ. Văn hoá rất quan trọng.

Tất cả mọi người là những cá nhân! Dù tất cả mọi người đều tuân theo nhiều quy luật chi phối các quá trình hành vi tâm lý, thì mỗi cá nhân là độc đáo duy nhất xét về mặt cấu tạo di truyền của anh(cô) ấy, lịch sử phát triển và quan điểm về thế giới.
Khi bạn nhìn thấy hành động của một ai đó, thông thường bạn hay nghĩ là “ người đó nhìn nhận về thế giới giống như tôi”, nhưng trên thực tế, giả định này thường sai lầm. Hai người nhìn về cùng một sự việc thì thường có những phản ứng cảm xúc và nhận thức rất khác nhau. Bên cạnh những vấn đề về tính chất chung của con người và tác động của văn hoá lên hành vi, mỗi người chúng ta có một tâm lý độc đáo duy nhất và hiểu được thực tế này về bản thân và người khác có thể rất có ích cho việc hiểu được thế giới xã hội của bạn.

Vào những năm 1960 và 1970, một loạt thực nghiệm nổi tiếng được tiến hành bởi các nhà tâm lý học xã hội, như Phil Zimbardo và Stanley Milgram, khám phá ra một số điều gây bất ngờ liên quan đến con người. Cái ác không phải là một đặc điểm của con người – đúng hơn là, cái ác, cái xấu là một đặc điểm của hoàn cảnh, tình huống. Nếu chúng ta muốn con người hành xử theo cách nhân văn và hợp tác thì chúng ta cần tạo ra những hoàn cảnh tạo điều kiện cho những điều đó. Và khi bạn thấy một ai đó trong thế giới của bạn dường như xấu xa, hung ác – thì hãy lui lại và nghĩ về hoàn cảnh sống của người đó. Bạn có thể không trở nên tàn ác, thú tính, nhưng ít ra bạn có thể hiểu rõ làm thế nào hành vi của người đó phần nào là một phản ứng trước những yếu tố thuộc hoàn cảnh sống. Không có người xấu xa – đúng hơn là, chỉ có những hoàn cảnh sống dẫn đến những hành vi xấu xa.

Nếu bạn đang là một sinh viên ngành tâm lý học thì tôi hy vọng rằng những vấn đề đó là hợp lý và cộng hưởng trong bạn.


Đăng nhận xét

 
Copyright © 2016 Braintrust Sức mạnh cộng đồng